TỔNG HỢP TRUYỆN NGẮN KINH DỊ - Chương 40: Xác Chết Bị Nghi Là Cương Thi
- Trang chủ
- Truyện tranh
- TỔNG HỢP TRUYỆN NGẮN KINH DỊ
- Chương 40: Xác Chết Bị Nghi Là Cương Thi
PHÁT HIỆN XÁC CHẾT BỊ NGHI LÀ CƯƠNG THI SAU HÀNG TRĂM NĂM VẪN KHÔNG PHÂN HỦY.
Các nhà khảo cổ học đã tình cờ phát hiện một xác chết hơn 100 năm tuổi tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Điều đáng chú ý là nó không hề có dấu hiệu mục rữa và được dán bùa lên mặt giống như những cương thi chúng ta vẫn hay thấy trên tivi.
Theo Chinatimes, người ta tìm thấy 2 cỗ quan tài tại khu vực Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Trong đó, quan tài đựng xác chết có từ thời Thanh, cách đây hơn 100 năm, tuy đã bung nắp, nhưng mọi đồ vật bồi táng vẫn còn nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị trộm cắp. Trong khi đó, một cỗ khác nằm ngay bên cạnh đã bị đào lên và trộm mất xác.
Hai cỗ quan tài đều làm bằng đá, khác hoàn toàn thói quen dùng quan tài gỗ của con người thời đó. Thậm chí, đây là lần đầu tiên người ta phát hiện ra quan tài đá ở Tứ Xuyên.
Sau khi kiểm tra, các nhà khảo cổ cho biết: Xác chết để 100 năm nhưng không hề mục nát, lục phủ ngũ tạng còn đầy đủ, làn da vẫn có tính đàn hồi, lông tóc còn nguyên.
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ thấy khó hiểu là, xác chết được bọc vải kín người, chỉ có phần đầu để hở, vẫn tiếp xúc với không khí nhưng lại không mục nát. Trong khi bình thường sau khi chôn cất vài năm, cơ thể con người sẽ mục nát. Hơn nữa, đây cũng không phải cách để ướp xác như người xưa hay làm, mà giống như xác cổ này bị trói chặt để không thể cử động.
Ngoài ra, xung quanh xác chết phủ đầy gạo nếp, giữa trán dán một lá bùa màu vàng, nắp quan tài cũng được dán bằng gạo nếp.
Người dân địa phương đều tỏ ra hoang mang bởi gạo nếp, bùa và xác bị trói là những dấu hiệu liên quan đến cương thi trong truyền thuyết, nên họ đã hỏa thiêu xác chết trong lúc lo sợ.
Điều này khiến các nhà khảo cổ mất đi di vật để nghiên cứu. Họ vô cùng tức giận trước hành động mê tín của người dân, thậm chí còn khẳng định đây là việc phá hoại văn vật.
Vì vậy, đến nay việc tại sao xác chết hơn 100 năm còn nguyên vẹn vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.