THÀNH LẬP CỘNG HÒA NĂM 1400 - Chương 47
Trong suốt mùa đông năm 1405, đầu mùa xuân năm 1406, các bên tham chiến ở Triều Tiên đều bất động, Lý Dật kéo quân về Thượng Châu phòng thủ, quân Nhật cũng củng cố các vùng đất mới chiếm được, đợi các cánh quân còn lại đổ bộ lên đất Triều Tiên.
Quân Ngõa Thích cũng rút về phía Bắc sông Táp Bồn, nhà Minh vì lo lắng đường xá khó đi và tác chiến khó khăn trong mùa đông nên cũng tạm thời án binh bất động. Cả vùng trung nguyên chìm vào một giai đoạn yên bình, nhưng tất cả mọi người đều biết, đây chẳng qua chỉ là khoảng lặng trước cơn bão mà thôi.
Đầu tháng 2 năm 1406, một ngày trời trong xanh, biển lặng sóng
1 con tàu đen sì chầm chậm lái ra khỏi cảng Hội An. Đây là chiến hạm hơi nước đầu tiên, bắt đầu được đóng từ tháng 5 năm 1404, sau gần 2 năm liên tục cải tiến cả về kỹ thuật lẫn công nghệ, chiếc tàu này đã được hạ thủy chạy thử.
Con tàu được đặt tên Ngô Quyền, có 3 ống khói, dài 100m, rộng 20m, sử dụng 3 nồi hơi nước, 4 trục và 2 thanh truyền động lực. Tốc độ thí nghiệm là 20km/h, tối đa có thể đạt đến 30km/h. Tạm thời trên tàu chưa bố trí vũ khí, nhưng theo hội Liên Việt, con tàu này sẽ được phân phối đại bác 80mm. Đồng thời tổ nghiên cứu khoa học quân sự của Kiên và Văn đang nghiên cứu chế tạo tháp pháo xoay được như trên tàu Quang Trung.
Nhìn từng làn khói đen bốc ra từ ống khói, nước bắn tung tóe xung quanh hệ thống chân vịt… tất cả các thành viên tham gia buổi chạy thử đều vỗ tay hoan hô, ôm chầm lấy nhau gào lên
– Thành công rồi, chiến hạm hơi nước thành công rồi…
Đầu tháng 3 năm 1406, chiến hạm Ngô Quyền dẫn đầu đế hạm Trùng Quang, tuần dương hạm Bà Triệu cùng 2 tàu Frigate Victoria I và Victoria II, bảo hộ 20 tàu Xà lan hơi nước chở 20 ngàn lính Đại Việt tiến về phía Luzon, Phillipine, thực hiện lời hứa trả thù dân tộc. Cùng thời điểm, 20 ngàn lính Đại Việt cũng bắt đầu Nam tiến, tấn công Chân Lạp và các nước xung quanh.
Ở các thành lớn nhỏ trên cả nước, Bình Ngô Đại Cáo được dán lên các bảng thông báo bằng cả chữ Hán lẫn chữ quốc ngữ. Nội dung Bình Ngô Đại Cáo version Liên Việt như sau
——-
Lúc này, ở Trung Nguyên, quân Ngõa Thích lại một lần nữa vượt qua biên cảnh, tiến công Đại Đồng. Quân Minh một lần nữa bị thua trận, bị quân Ngõa Thích giết chết 2 vạn, bắt sống 5000. Đại Đồng, Tuyên Phủ, Cam Châu, Liêu Đông một lần nữa lọt vào tay Mông Cổ.
Chiến thắng của tộc Ngõa Thích đã đả động dã tâm của các bộ tộc Mông Cổ. Liên tục có các bộ lạc Hồi Hồi Hột, Ngõa Ca Chi, Mông Kha Chi, Dư Hồ… đến ra nhập vào quân Ngõa Thích. Đến đầu tháng 4 năm 1406, quân Ngõa Thích đã có 20 ngàn kỵ binh và 100 ngàn bộ binh.
————
Ở Triều Tiên, ngày 15 tháng 3, Lý Dật tập trung được 2000 lính Triều Tiên, tiến về phía đồi Chong và đóng ở đó. Từ phía xa, nhìn thấy khói bốc lên, cho rằng quân Nhật ở gần đó, Lý dật lập tức hạ lệnh cho võ quan Seo Pak dẫn 10 lính kỵ binh tiến đến trinh sát.
Seo Pak dẫn theo 10 lính trinh sát men theo con đường nhỏ tiến lên. Khi đến gần một cây cầu nhỏ, một toán lính Nhật núp trong bụi rậm ven đường, ngụy trang bằng lá cây giương súng lên, ngắm cẩn thận
Tiếng súng nổ vang lên, khói trắng phụt ra. Cả Seo Pak lẫn 10 kỵ binh Triều Tiên đều bị quân Nhật bắn rơi xuống ngựa.
Mấy tên lính túc khinh nhảy ra khỏi bụi rậm, dùng dao găm cắt lấy đầu của Seo Pak trở về báo cáo, còn lại thì tiếp tục mai phục ở đầu cầu
Không thấy Seo Pak trở về, Lý Dật biết quân Nhật ở gần đó, lập tức hạ lệnh cho quân sỹ dàn trận hình chờ đợi
Lệnh vừa ban ra thì những người lính của cánh quân thứ nhất dưới quyền Konishi xuất hiện cùng với cái đầu của Seo Pak treo lơ lửng trên cột cờ. Quân Triều Tiên thấy võ quan tử trận thì mất tinh thần, bắt đầu tỏ ra hoảng loạn. Quân túc khinh Nhật lập tức lao lên, nổ súng toán loạn vào quân Triều Tiên. Trong đợt tấn công này, có cả trăm lính Triều Tiên trúng đạn gục xuống. Quân Triều Tiên lập tức dùng cung nỏ bắn trả, nhưng không bắn tới mục tiêu. Lúc này, quân Nhật ào lên từ chính diện và cả hai cánh, tấn công vào hàng ngũ của quân Triều Tiên. Chẳng bao lâu, những người lính Triều Tiên bắt đầu rút lui, không, nói chính xác là quay lưng bỏ chạy thục mạng. Quân Nhật ào ào đuổi theo chém giết, tiêu diệt 1200 lính Triều Tiên.
Tiếp đó, Lý Dật lên kế hoạch sử dụng đèo Choryong, con đường duy nhất để tiến về phía Tây, để chặn quân Nhật lại. Tuy vậy, Thân Lạp, một vị tướng khác mới được bổ nhiệm đã đến gặp Lý Dật ở đèo Choryong
– Tham kiến Tả kim ngô thượng tướng quân – Nghe tin Thân Lạp đến, đích thân Lý Dật dẫn các tướng lĩnh ra đón
– Lý đại nhân vất vả rồi – Thân Lạp cười nói – việc tiễu trừ Oa Khấu từ nay do bản tướng quân phụ trách
– Tướng quân, chúng ta có thể chặn đồi Choryong, ngăn quân Nhật tiến lên … – Lý Dật góp ý
– Đa tạ hảo ý của Lý đại nhân, nhưng nơi này địa thế chật hẹp, không thích hợp cho kỵ binh triển khai, ta dự định sẽ bày binh đón quân Nhật ở Tangeumdae, nơi này địa hình bằng phẳng, thích hợp cho kỵ binh xung kích – Thân Lạp lập tức bác bỏ ý kiến của Lý Dật
– Nhưng…
– Ngài chưa quên trận Thượng Châu chứ, Lý đại nhân – Thân Lạp cười lạnh nói – việc này ý ta đã quyết, cứ thế mà làm. Tướng quân Son Bak, ngươi điều 8000 bộ binh đến Tangeumdae. Tướng quân Lý Thần, ngươi điều đội hỏa xa đóng ở bờ sông Thán Xuyên.
Trên đường hành quân, viên binh tào là Seo Jyun nói với Thân Lạp
– Tướng quân, kỵ binh của ta đa phần là lính mới, e rằng sẽ dễ dàng bỏ chạy khỏi chiến trường
Thân Lạp nghĩ ngợi một lúc, cuối cùng quyết định bày trận trong một vùng tam giác tạo thành hợp lưu giữa hai con sông Thán Xuyên và Hán. Đây là tối kỵ của binh gia, khi dựa lưng vào sông, vì quân địch tiến đánh mà bị thua thì sẽ hết đường chạy, là chỗ chết. Khi có người khuyên can thì Thân Lạp nói
– Hàn Tín năm xưa không phải bày binh dựa lưng vào sông mà đánh thắng quân Triệu đó sao. Ta há lại sợ đám Oa Khấu ngu muội đó
Nói rồi vẫn cứ khăng khăng đòi đóng giữ đồng Tangeumdae.
Ngày 05-04, 18000 lính Nhật thuộc cánh quân thứ nhất của Konishi rời Thượng Châu tiến đến tòa thành bị bỏ hoang Văn Khánh. Konishi cho họp các tướng lại để bàn việc tiến binh
So Yoshitoshi, hiện giữ chức quân sư của cánh quân thứ nhất, đội mũ giáp cao, mặc áo choàng dài phủ ngoài áo giáp, cầm quạt chỉ vào Tangeumdae mà nói
– Quân Triều Tiên hiện đóng giữ ở hợp lưu sông Thán Xuyên và sông Hán, dựa lưng vào sông mà bày trận. Đây là điều tối kỵ của binh gia. Tại hạ đề nghị tướng quân chia đội hỏa mai sang hai cánh tạo thành thế ỷ dốc, đồng thời tiến công quân Triều Tiên. Ngay khi tiến hành chiến đấu, ta sẽ đem một ít thuyền nhỏ thả trôi theo dòng Thán Xuyên, quân Triều Tiên tất sẽ ra tranh cướp. Ta thừa cơ tấn công mạnh, nhất định sẽ phá được bọn chúng
Konishi nghĩ ngợi một lúc, cuối cùng đồng ý với ý kiến của Yoshitoshi, ra lệnh
– So Yoshitoshi, lệnh cho ngươi dẫn 2000 lính túc khinh lên thượng nguồn Thán Xuyên, đợi khi thời cơ đến thì thả thuyền nhỏ xuôi dòng
– Hey!!!
– Matsuura Shingenobu, lệnh cho ngươi mang 1000 lính súng, 2000 túc khinh cùng 300 võ sỹ sang cánh trái
– Hey!!!
– Arima Harunobu, lệnh cho ngươi mang 500 lính súng, 1000 túc khinh cùng 500 võ sỹ sang cánh phải.
– Hey!!!
– Omura Yoshiaki, lệnh cho ngươi mang 500 lính súng cùng 1000 túc khinh dàn trận ở trung tâm
– Hey!!!
– Goto Sumiharu, ngươi chuẩn bị 500 võ sỹ cùng 1000 túc khinh, nhận được lệnh thì tấn công vào trung tâm của quân địch
– Hey!!!
– Tốt lắm, các ngươi về nghỉ đi, ngày mai chúng ta cùng quân Triều Tiên giao chiến
——–
Sáng sớm hôm sau, quân Nhật bắt đầu hành quân tiến về phía sông Thán Xuyên, cờ xí rợp trời.
Konishi chỉ gậy chỉ huy sang bên trái, Matsuura gật nhẹ đầu, lập tức dẫn quân bản bộ và lính súng tách ra, chạy về phía bên trái dàn trận. Konishi lại đưa gậy chỉ huy chỉ sang bên phải, Arima cũng lập tức dẫn quân sang bên phải dàn trận.
Bên kia, Thân Lạp phất cờ hiệu, 500 kỵ binh Triều Tiên lao lên, nhắm thẳng trung quân của quân Nhật mà lao đến. Các kỵ sỹ Triều Tiên được trang bị tạ xích và giáo cho hỗn chiến và cung tên để tấn công tầm xa, gần như là bản sao chép của kỵ binh Mông Cổ
Có thể nói quân Triều Tiên thật là kém may mắn, khu vực Tangaumdae quả thật là bằng phẳng, nhưng nơi đây lại có mấy khu vực là ruộng lúa nước, nước bùn làm chậm bước tiến của kỵ binh Triều Tiên, khiến bọn họ không thể nào gia tốc được.
Konishi phất tay một cái, Omura lập tức mang theo lính súng và túc khinh tràn lên phía trước. Quân Nhật dàn thành 3 hàng, dương súng nhằm vào quân Triều Tiên.
– Nổ súng!!! – Omura chỉ kiếm ra lệnh
– Nổ súng!!! – Matsuura cầm gậy chỉ huy chỉ vào kỵ binh Triều Tiên
– Nổ súng!!! – Arima chém mạnh cây quạt tre của mình
Đoàng!!! Đoàng!!! Đoàng!!!… Tiếng súng nổ râm ran, khói súng bốc lên từ cả 3 hướng, mù mịt một góc trời. Các kỵ binh Triều Tiên bị trúng đạn ngã gục, ngựa hốt hoảng hí vang, giơ cao hai chân trước hất ngã các kỵ sỹ ngồi trên lưng nó, chiến mã va vào nhau, lộn xộn. Các kỵ sỹ Triều Tiên cố điều khiển chiến mã của mình, nhưng những con ngựa cứ hí vang và xoay quanh tại chỗ mà không chịu tiến lên. Một số người dùng tên bắn vào quân Nhật, nhưng không ăn thua vì tầm bắn không đủ. Một viên chỉ huy kỵ binh hô hào binh sỹ nhảy xuống ngựa và xông lên, nhưng những viên đạn vô tình của quân Nhật lần lượt đem các chiến sỹ dũng cảm này bắn ngã. Lúc này Goto dẫn đầu 500 võ sỹ thúc ngựa lao ra, tiêu diệt nốt những người lính kỵ binh Triều Tiên còn lại. Các kỵ sỹ Nhật dùng giáo và kiếm lao vào, chia nhỏ đội hình kỵ binh Triều tiên và tiêu diệt dần.
Sau khi tiêu diệt xong đội kỵ binh của Triều Tiên, Konishi cho quân Nhật tiến lên, tấn công quân Triều Tiên ở cả 3 hướng. Lúc này, quân của tướng So Yoshitoshi ở thượng nguồn sông Thán Xuyên cũng bắt đầu thả những chiếc thuyền nhỏ, bè gỗ xuôi dòng từ trên thượng nguồn cho trôi xuống.
Thấy kỵ binh bị tiêu diệt, Thân Lạp nhanh chóng hạ lệnh cho đội hỏa xa nổ súng. Những chiếc hỏa xa (hwacha) có cấu tạo như xe tay với bệ phóng di động bằng gỗ có khoảng 100 – 200 lỗ nhỏ, dùng để đặt các mũi tên lửa đơn giản mà người Triều Tiên gọi là Singijeon.
Singijeon được phân chia làm 3 loại chính, trong đó loại dùng cho hỏa xa là đơn giản nhất, chỉ là những mũi tên dài 1,1m, có gắn một ống giấy chứa đầy thuốc súng. Một lần hỏa xa có thể phóng ra 200 mũi tên Singijeon và phạm vi có thể lên đến 2000m.
Lúc này, quân Triều Tiên đã châm lửa hỏa xa, và cả 1000 mũi tên nhọn được phóng ra, bao trùm lên đội hình quân Nhật đang ùa lên. Những mũi tên nhọn đâm xuyên vào người, hoặc nổ tung giữa đội hình quân Nhật, bắn gục mấy trăm lính túc khinh. Nhân cơ hội này, Thân Lạp liền tổ chức một đội đột kích phản công quân Nhật.
Thế nhưng Konishi đã phát hiện ra yếu điểm của quân Triều Tiên, tung kỵ binh tấn công vào trận địa hỏa xa của quân Triều Tiên, đồng thời tung hơn 10 ngàn lính túc khinh và võ sỹ lên, áp đảo quân Triều Tiên. 2 lần Thân Lạp xuất quân đột kích đều bị quân Nhật đánh lùi, nhưng Thân Lạp đã phát hiện ra chỗ hổng của quân Nhật, chỉ cần 1 lần phản kích nữa là có thể phá vây, thậm chí là đánh tan quân Nhật.
Thân Lạp lập tức kêu gọi các chiến sỹ Triều Tiên tử chiến
– Các anh em, các huynh đệ, chúng ta lúc này không còn đường lui nào nữa rồi, chỉ có thể trực diện đối mặt với quân Nhật, chúng ta mới có đường sống…
Lời còn chưa dứt, mấy người lính Triều Tiên đã kêu lên
– Có thuyền, có thuyền, chúng ta được cứu rồi…
Nhìn thấy cơ hội sống, các chiến sỹ Triều Tiên ào ra sông như ong vỡ tổ, đội hình chẳng mấy chốc là sụp đổ. Các chiến sỹ Triều Tiên vì cướp lấy thuyền còn dẫm đạp lên nhau, thậm chí là rút đao chém giết lẫn nhau…
Thân Lạp cố ngăn cản, nói đó là bẫy của quân Nhật, nhưng lính Triều Tiên vẫn ào ào bỏ chạy ra sông. Viên tướng Triều Tiên lúc này hộc ra một búng máu, ngửa mặt lên trời hô lớn
– Triều Tiên hỏng rồi… Hỏng rồi…
Rồi đâm đầu xuống sông Thán Xuyên mà tự tử. Quân Nhật thừa cơ quân Triều Tiên vỡ đội hình mà ào lên đánh. So Yoshitoshi cũng mang theo 1000 lính Nhật ngồi thuyền nhẹ xuôi xuống, đem quân Triều Tiên ngăn lại ở giữa dòng. Lúc này mấy ngàn lính Triều Tiên đa phần bị chết đuối hoặc bị quân Nhật chém đầu, chỉ có không đến 500 người chạy thoát thân được.