THÀNH LẬP CỘNG HÒA NĂM 1400 - Chương 42
Tại thành Đa Bang, trong bộ tư lệnh chiến trường, Mạnh chỉ vào sa bàn thực địa nói
– Các bạn, lúc này chúng ta đang ở đây, thành Thăng Long cách chúng ta khoảng 50km. Từ năm ngoái, khi biết quân Minh có ý định sang xâm lăng nước ta, bộ tư lệnh tối cao đã huy động gần 100 ngàn dân phu xây dựng tuyến phòng thủ dài 400km, kéo dài từ núi Tản Viên, men theo sông Đà, sông Hồng, sông Luộc và sông Thái Bình. Đó là hệ thống chướng ngại vật gồm các bãi cọc, xích sắt cùng với các doanh trại, phong hỏa đài ở các cửa sông, cửa nguồn, quan ải … Đồng thời, ngay khi ải Pha Lũy thất thủ, chúng ta đã nhanh chóng di tản dân chúng về phía Nam sông Hồng, thực hiện chính sách vườn không nhà trống. Hiện tại chúng ta vừa đánh thắng quân Minh ở Việt trì, nhưng vì quân số không đủ, chúng ta buộc phải rút về đây để cố thủ. Các bạn có ý kiến gì không
Nam giơ tay đầu tiên
– Cấp cho tôi 10 ngàn quân cùng với thủy quân, tôi sẽ tập kích vùng ven biển và Trường Giang của quân Minh, đánh phá tuyến hậu cần của chúng. Đồng thời tôi sẽ thực hiện chính sách “3 sạch” : Đốt sạch, phá sạch, giết sạch… tất nhiên, nếu đưa cho tôi một ít đạn khí độc tôi làm lại càng sạch
Mạnh xoa xoa thái dương, tên Nam này lại nổi cơn cuồng sát rồi… Mạnh lấy ra 1 bản báo cáo đưa cho mọi người, nói
– Đây là báo cáo bộ tư lệnh mới nhận được. Quân Minh bắt đầu dùng 3 chiến hạm cỡ lớn dùng để tuần dương. Đây là thông số của các chiến hạm đó
Trong báo cáo ghi rõ: hoàng đế Chu Lệ nhà Minh phong Trịnh Hòa làm Hải phòng đại đô đốc, lĩnh việc phòng thủ bờ biển. Trịnh Hòa bắt đầu cho đóng chiến thuyền từ năm ngoái, năm nay đã có 3 chiến hạm xuống nước, mỗi tàu dài 120m, rộng 50m, cao 20m (chưa kể cột buồm), mỗi tàu có 9 cột buồm, tốc độ là 10km một giờ nếu ngược gió, và 12km một giờ nếu thuận gió. Hiện tại Trịnh Hòa bố trí trên tàu 20 khẩu thần công, 20 máy ném đá, 20 máy bắn tên, 10 ống phun lửa, 1000 lính thủy quân, 300 thủy thủ.
Tất cả mọi người sợ đến mức tóc gáy dựng đứng hết cả lên. Hiện tại chiến hạm lớn nhất của Đại Việt là đế hạm Trùng Quang, thuyền ngự của hoàng đế, 108 pháo, dài 60m, rộng 16m, cao 12m (chưa kể cột buồm). Còn lại các chiến hạm khác lại càng nhỏ, nếu giao chiến với quái vật này cho dù thắng cũng chắc chắn bị thiệt hại nặng nề. Nếu phòng thủ thì không có vấn đề gì, nếu tấn công…
Đợi mọi người tranh luận xong, Mạnh mới liếc Nam một cái, tên này… quá xung động… rồi nói tiếp
– Hiện tại quân Minh đã tăng cường phòng thủ bờ biển, bởi thế kế hoạch tấn công địch trên biển là bất khả thi, ít nhất là vào thời điểm này. Ai có kế hoạch gì khác không?
Nguyễn Trãi nhìn chăm chú vào sa bàn, rồi bất ngờ lên tiếng
– Quân Minh nhất định sẽ tấn công mạnh vào Đa Bang, chúng ta cần phải dựa vào thành mà phòng thủ, sau đó dùng 1 nhánh tinh nhuệ bất ngờ tấn công vào sau lưng và cạnh sườn của chúng, quân Minh tất sẽ bị bất ngờ, hoảng loạn, ta thừa cơ đó trong đánh ra, ngoài đánh vào, hợp binh lại chắc chắn sẽ phá được quân Minh.
Mọi người nghiên cứu, cãi nhau ồn ào, cuối cùng đồng ý với kế sách của Nguyễn Trãi, nhưng trong lúc đang nghiên cứu xem phòng thủ như thế nào, cử ai đi tập kích thì có tin dữ từ Hội An đưa đến: Vua Lữ Tống là Cao Xiên, dưới sự xúi giục của nhà Minh và người Hoa bản địa, kết hợp cùng hải tặc người Hán là Vương Thế Xương, dẫn theo 10 ngàn thủy binh, 30 chiến thuyền đánh vào duyên hải phía Nam, tuy bị quân Chiêm Thành đánh bại, nhưng quân địch cũng đánh sập mỏ sắt ở Phú Yên, chôn sống 500 thợ mỏ, phá hủy đường sắt Phú Yên – Đồ Bàn cùng một số cơ sở vật chất khác, ước tính tổn hại lên đến mấy ngàn lượng bạc. Chính hành động ngu xuẩn này đã kết thúc vương triều Lữ Tống, đem Phillipin biến thành thuộc địa của Đại Việt, mấy chục ngàn người Hoa và người Lữ Tống bị biến thành nô lệ xây dựng đường sắt…
———-
Trong doanh trại quân Minh ở Việt Trì, Trương Phụ, Mộc Thạnh cùng các tướng quân đang xem bản đồ, cảm giác tiến thoái lưỡng nan.
– Đô đốc, ngài xem – Mộc Thạnh chỉ vào bản đồ nói – quân Nam dàn quân dọc bờ sông, chỗ nào cũng là trận địa cọc, xích sắt, rào gỗ, phòng giữ cẩn thận. Nếu muốn tiến quân, nhất định phải đánh chiếm nơi này – Thạnh chỉ vào thành Đa Bang nói
– Lão tướng quân nói không sai, bất quá – Trương Phụ phân vân nói – quân Nam hỏa khí quá mạnh mẽ, sợ rằng tổn thất sẽ rất lớn.
– Đô đốc đừng lo, quân Nam tuy rằng hỏa khí mạnh mẽ, nhưng sỹ binh yếu ớt, trận chiến trước đã chứng minh điều này, chỉ cần ta dùng quân cảm tử xông lên tường thành, quân địch nhất định sẽ tan rã, bỏ chạy hết thôi.
– Như vậy… được rồi, theo lời lão tướng quân vậy. Mộc Thạnh, Trần Tuấn nghe lệnh!
– Có mạt tướng!
– Lệnh cho Mộc Thạnh làm tướng, Trần Tuấn làm phó, lĩnh 10 vạn biên quân, 10 vạn quân vệ sở, 1 vạn kỵ binh, tấn công mặt đông nam thành địch
– Mạt tướng tuân lệnh!
– Hoàng Trung, Liễu Thăng!
– Có mạt tướng!
– Lệnh hai ngươi chuẩn bị bổn bộ binh mã, theo bản đô đốc tấn công mặt Đông bắc thành địch!
– Mạt tướng tuân lệnh!
– Chư tướng báo cho các lộ binh mã, lộ quân nào vào thành đầu tiên, quan phong 2 bậc, ban thưởng 3000 lượng bạc, vải vóc lụa là 10 thước.
– Đa tạ đô đốc ban thưởng! – Chúng tướng hưng phấn kêu lên
———-
Sáng hôm sau, quân Minh ào ào vượt sông, chia làm hai cánh lập trại bao vây thành Đa Bang. Quân Liên Việt lập tức leo lên mặt thành, vào các vị trí sẵn sàng chống địch. Quân Minh lần này mang theo hàng chục xe công thành, cả trăm máy bắn đá và pháo các loại, cùng với hàng trăm cái thang mây, khí thế ào ào.
Thành Đa Bang được đắp bằng đất, gia cố bằng cốt thép và đá tảng, bên ngoài đổ xi măng chắc chắn. Bên ngoài thành, quân Đại Việt đặt vô số bẫy ngựa, bẫy chông, lại có các hào nước bên dưới có gắn chông tre vót nhọn. Bên ngoài thành Đa Bang, trên những bãi cát rộng chạy từ tây bắc sang đông nam, quân Liên Việt chôn rất nhiều thuốc nổ, có địa lôi làm ngòi dẫn, chỉ cần quân Minh đạp lên là “BÙM!!!”…
Sáng ngày mùng 10 tháng 8 năm 1405, Mộc Thạnh dẫn quân đánh chiếm cửa sông Thao. Quân Liên Việt dù anh dũng chống lại, nhưng vì quân địch quá đông, bắt buộc phải rút lui. Mộc Thạnh điều quân giữ vững cửa sông, đánh lui 3 lần phản kích của quân liên Việt.
Ngày 15 tháng 8, quân Minh khiêng thuyền ra bãi Mộc hoàn, ào ạt đổ bộ.
———-
Trên dòng nước xanh thẫm của sông Thao, hàng trăm chiếc thuyền lớn nhỏ của quân Minh ào ào vượt qua sông. Không ít chiếc đâm vào bãi cọc của quân Liên Việt, chìm nghỉm, mấy tên lính Minh trên thuyền được làm mồi cho cá Đại Việt, nhưng vẫn có mấy ngàn quân Minh đổ bộ được sang sông. Quân Minh lập tức làm cầu phao, ào ào vượt sông.
– Xông lên, xông lên, qua bờ bên kia mau
Các tướng chỉ huy sứ, chưởng kỳ sứ hô hào
Trên tường thành, quân Liên Việt bắt đầu điều chỉnh đại pháo, nhồi thuốc nổ, nạp đạn…
– Nổ pháo!!! – Cờ lệnh phất phới
ẦM!!! ẦM!!! … Mấy chục họng pháo trên tường thành đồng loạt khai hỏa, đạn pháo bay hướng về phía đám lính nhà Minh đang ào ào qua sông, dội lên từng cột nước cao vút
– Khoảng cách quá xa
Mạnh hạ ống nhòm xuống, lắc đầu. Khoảng cách từ tường thành đến bờ sông gần 1km, ngoài tầm sát thương tối đa của pháo binh. Tuy rằng khẩu đại bác 70mm hoàn toàn có thể bắn tới, nhưng Mạnh muốn để dành nó để cho quân Minh một đòn bất ngờ, nếu sớm đem dùng quân Minh có đề phòng thì không hay…
Quân Minh vượt qua sông lập tức ào lên và… bay lên trời. Thuốc nổ và địa lôi chôn ở trên bãi cát đã thực hiện trách nhiệm của chúng. Trên bãi cát khói đen nghi ngút, mấy ngàn quân Minh bị nổ tan tành, tay chân cụt, mảnh xác người, máu… tung tóe khắp bãi cát… Thế tiến công của quân Minh bị chững lại, quân Minh vượt sông chỉ dám phòng thủ quanh khu vực cầu phao, không dám ào lên như lúc trước.
Mạnh đứng trước đội cảm tử, giơ tay chào. Các chiến sỹ đứng nghiêm chào lại, ánh mắt kiên quyết vô cùng. Mạnh khẽ phất tay, các chiến đội cảm tử lập tức quay lưng, tiến ra ngoài thành, chui vào hệ thống chiến hào chằng chịt dưới chân thành. Đây là một đòn tiêu hao sinh lực địch cực kỳ nguy hiểm của hội Liên Việt, ít nhất có thể nướng 1/10 – 1/6 quân số của Minh triều.
Quân Minh sau khi vượt sông lập tức xây dựng doanh trại trên bãi cát, phái ra dân binh dò xét đoạn đường. Các chiến sỹ cảm tử và quân thủ thành dùng súng ngắm, đem đám dân binh đó bắn gục hàng loạt. Sau khi tổn thất hơn hai ngàn dân binh, quân Minh đã đem thuốc nổ, bẫy xung quanh bãi cát thanh lý sạch sẽ.
Đêm ngày 19 tháng 8, trời không trăng không sao, gió lặng, quả là thời điểm tốt nhất để phóng hỏa giết người
Từng đội quân Minh, người ngậm tăm, ngựa bịt mồm, không đèn không đuốc, người sau đặt tay lên vai người trước, ùn ùn ra khỏi doanh trại, dàn trận trước cửa đại doanh, bí mật tiến về phía thành Đa Bang.
Trong chiến hào, Long đang lau lại khẩu súng trường của mình, kiểm tra cẩn thận từng tí một. Hắn không sợ chết, bởi mỗi chiến sỹ ra nhập đội cảm tử đều được ghi một bản cam kết, người nhà của cảm tử quân được nhận tiền tuất nhiều gấp 3 các chiến sỹ bình thường, hơn nữa bọn hắn sẽ được khắc tên vào bia liệt sỹ, oanh liệt với sử xanh. Làm người chỉ cần như thế mà thôi
Long nhớ đến đứa con 2 tuổi, gương mặt bầu bĩnh dễ thương, mỗi lần về phép hắn thường bế nó lên, cạ mặt mình vào đôi má phúng phính của nó. Bộ râu của hắn làm cho thằng bé buồn, cười rúc rích. Hắn nhớ lần cuối về phép, cách đây cũng phải 6 tháng rồi, đứa con bắt đầu kêu bố.. bố… thật dễ thương. Lúc hắn trả phép, thằng bé cứ chập chững đuổi theo, gọi bi bô, làm hắn không kiềm được nước mắt. Nhà Long lúc này được phân 4 mẫu ruộng, trừ đi thuế 10% một năm, chỉ cần không hạn hán mất mùa nhà hắn sẽ có của ăn của để, cho dù chả may mất mùa nhà nước cũng có cơ chế cho vay, gia cảnh vừa khấm khá một chút thì quân Minh qua xâm lấn. Long chẳng biết cái gì là độc lập, cái gì là tự do, cái gì là dân tộc, hắn chỉ biết, nếu quân Minh phá được quân Việt, con của hắn sẽ bị giết, vợ của hắn sẽ bị làm nhục, của cải bị cướp. Long không thể để việc ấy xảy ra, dù chết cũng không… Chính vì thế mà hắn xung phong ra nhập đội cảm tử, quyết dùng dòng máu nóng của mình chặn lại quân xâm lược
Lau xong súng rồi, Long liền đứng dậy, giơ súng lên kiểm tra. Đột nhiên, qua ống ngắm, hắn nhìn thấy những bóng đen đang từ từ áp sát trận địa quân Việt. Long lập tức đánh thức các đồng đội dậy, ra hiệu im lặng. Đội cảm tử bắt đầu lên đạn, kiểm tra súng, áp sát vào thành chiến hào, đưa súng qua lỗ châu mai, chờ đợi… chờ đợi…