THÀNH LẬP CỘNG HÒA NĂM 1400 - Chương 40
Tháng 4 năm 1405, Chu Lệ sai bọn Hàn Quan đem 5000 quân Minh đưa Trần Thiêm Bình về Đại Việt. Đến cửa ải Pha Lũy, quân Đại Việt đem công chúa Chu Yến trao cho quân Minh, nào ngờ quân Minh trở mặt, bất ngờ tấn công đánh chiếm ải Pha Lũy, tướng giữ ải là Phạm Nguyên Khôi và Chu Bỉnh Trung tử trận. Chiến tranh Đại Minh – Đại Việt cứ thế nổ ra.
Nghe tin Hàn Quan chiếm được ải Pha Lũy, Chu Lệ mừng rỡ, trước điện Kim Loan phong cho Trương Phụ làm Chinh Di Đại Tướng Quân, tước tổng binh, cầm quân xâm lược phương Nam. Theo thám báo của Đại Việt, quân Minh lúc này có 95 ngàn biên quân huy động từ các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Triết Giang, Giang Tây, Hồ Quảng, 10 ngàn kỵ binh và bộ binh từ các đơn vị cấm vệ, 30 ngàn quân vệ sở từ Quảng tây, 75 ngàn quân vệ sở từ các tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Tứ Xuyên. Các xứ Vân Nam và Tứ Xuyên cũng được nhận lệnh phải chuẩn bị 20 vạn thạch lương thực để nuôi quân. Quân Minh rầm rộ kéo vào Đại Việt, phao tin rằng có 80 vạn đại quân, nhưng trên thực tế chỉ có khoảng 27 – 40 vạn.
Nhận được tin dữ ải Pha Lũy thất thủ, Mạnh cùng bộ tham mưu lập tức đưa sư đoàn cận vệ số 1, sư đoàn thường trực số 4, sư đoàn Lê Dương số 1, 3, 5, sư đoàn tượng binh và trung đoàn kỵ binh số 10 tiến về phía Bắc, sẵn sàng ngăn địch.
Trong nước, một số quý tộc kiểu cũ nhận được sự lôi kéo của nhà Minh, định phất cờ làm phản, nhưng chưa kịp làm gì đã bị Minh Tiến điều động lực lượng cảnh sát tiến hành vây quét, bắt giữ…
Đầu tháng 5 năm 1405, quân Minh chia 2 đường tiến vào nước ta, Trương phụ, Trần Húc theo ải Pha Lũy tiến vào, quân Mộc Thạnh, Lý Bân đánh vào ải Phú Lệnh (gần thị xã Hà Giang ngày nay)
Bên ngoài ải Phú Lệnh, doanh trại quân Minh san sát nhau, chi chít và li mít (limit). Lão cáo già Mộc Thạnh đến bên ngoài cửa ải Pha Lũy liền cho quân dừng lại dựng trại, thổi cơm ăn uống rồi nghỉ ngơi. Nguyễn Đức Nhân được phân công làm tướng chỉ huy quân phía Bắc, lúc này đứng trên cửa ải dùng ống nhòm quan sát quân Minh, gật gù nói
– Mộc Thạnh quả là con cáo già, làm gì cũng chậm rãi từ từ. Tương lai sẽ là một đối thủ khó chơi đây
– Đại nhân, đêm nay chúng ta có muốn đánh úp trại giặc không? – tướng giữ ải là Hồ Xa hỏi
– Không cần – Đức Nhân nói – để cho binh sỹ nghỉ ngơi thôi, ta không tin con cáo già này lại lơi lỏng để chúng ta mai phục hắn
– Vâng!!! – Viên tiểu tướng này lập tức lui xuống.
————
Sáng hôm sau, quân Minh dậy sớm nấu cơm ăn rồi bắt đầu tập trung, chuẩn bị tấn công ải. Đi đầu là 2000 lính vệ sở mặc áo giáp da màu đỏ, áo choàng đen, tay cầm giáo dài và khiên vuông đi trước, tiếp đó là khoảng 1000 lính cung lưng đeo khiên mây hình tròn, tay cầm cung ghép, hông đeo đao đi theo sau. Tiếp đó là 2000 lính vệ sở đao thuẫn thủ, tay cầm đoản đao, lưng đeo khiên mây tròn hoặc khiên gỗ vuông, vác thang mây sẵn sàng công thành. Khi quân Minh còn cách thành khoảng 200m, các chiến sỹ Đại Việt bắt đầu nổ súng, bắn tên… Vệ sở bộ binh lập tức giơ khiên vuông lên đỡ tên, quả thật là có hiệu quả, đạn súng hay tên nỏ của quân Việt đều khó có thể bắn xuyên qua lớp gỗ dầy trên khiên của quân Minh. Nhưng vẫn có những mũi tên, viên đạn bắn trúng khe hở của lá chắn hay bắn trúng đám cung thủ phía sau, tiêu diệt sinh lực địch. Khi còn cách 100m, quân Minh dừng lại, vệ sở bộ binh dùng lá chắn yểm trợ cho đám cung thủ. Các cung thủ quân Minh dương cung, đem vô số mũi tên nhọn hoắt bắn lên trên tường thành. Quân đại Việt cũng thi nhau bắn xuống, đem quân Minh bắn chết hàng loạt. Nhưng cũng có mấy chục chiến sỹ trúng tên, hy sinh hoặc bị thương, phải lui về tuyến sau.
Một hồi trống thúc giục vang lên, đám lính đao thuẫn thủ vác thang mây ào ào xông lên, cố gắng áp sát tường thành. Trên thành, quân Đại Việt dùng đá ném, nỏ bắn, súng bắn… bắn hạ vô số kẻ địch. 100m đường trải đỏ xác quân Minh. Nhưng quân Minh ỷ vào người đông thế mạnh, người trước ngã xuống, người sau tiến lên, chẳng mấy chốc mà đã áp sát được vào tường thành. Từng chiếc thang mây được dựng lên, quân Minh ào ào leo lên thang mây, nhảy lên tường thành.
Trên tường thành, quân Việt dùng trường thương, câu liêm đem những tên đao thuẫn thủ vừa trèo lên đẩy ngã xuống đất, hoặc dùng đá ném, hoặc dùng dầu giội xuống, giết địch vô số. Nhưng đã thiếu đi hỏa lực kiềm chế, quân Minh ào ào xông lên, leo thang vào thành.
– Ném!!! – Nguyễn Đức Nhân quát lên
Vô số những vật đen xì xì khói rơi xuống chân thành…
ẦM!!!… ẦM!!!… Tiếng nổ, ánh sáng, lửa khói vang lên khắp nơi, thang mây gẫy, lính chết, lính bị thương nằm la liệt… Quân Đại Việt thừa thắng hoan hô, đem những tên lính Minh còn lại dùng trường thương, câu liêm ném xuống chân thành.
Thang mây bị phá hủy, lính bị giết chết mấy ngàn, cáo già Mộc Thạnh nhanh chóng cho quân rút lui.
———-
Sáng hôm sau, quân Minh lại tấn công thành, nhưng lần này, quân Minh không hề gặp chống cự mà nhanh chóng tràn được vào thành. Trong khi chúng còn đang nghi hoặc, mấy chục chiến sỹ bị trọng thương chờ chết ở trong lều cứu thương nhìn nhau cười, châm lửa ngòi nổ rồi cùng hát lớn
“Bao chiến sỹ anh hùng… cùng vung gươm ra sa trường… quân xung phong… nước Nam đang chờ… mong tay ai… hồn sông núi khí thiêng ghi muôn đời… Ngựa phi… nơi xa… khi nghe… súng vang… lưng… trời…hồi… kèn… rộn… ràng…”
ẦM!!! Một tiếng nổ lớn vang lên, mấy trăm kg thuốc nổ được chôn dưới chân tường thành đem tường thành rộng lớn nổ sập, đem mấy ngàn quân Minh vừa ào vào thành chôn sống, hỏa dược nổ cũng châm ngòi lửa cháy khắp nơi, cả tòa quan ải chìm vào trong lửa đỏ…
Tiếng quân ca vang lên đánh vào lòng quân Minh bên ngoài, tiếng như tiếng tử thần đòi mạng, cứ vang vọng giữa trời xanh. Tiếng quân ca cũng rơi vào tai các chiến sỹ đang rút lui về Thăng Long, cộng hưởng. Nguyễn Đức Nhân đứng trên đỉnh núi, nhìn xuống doanh trại đang cháy rừng rực, thở dài…
Trong đoàn người đột nhiên vang lên tiếng hát
“…là trang nam nhi, quyết chiến sa trường, sống thác coi thường, mong chết trong da ngựa bọc thân thể trai. Còn nghe dư âm mênh mông khúc anh hùng ca giữa nơi biên cương, bao chiến mã lên đường, giục lòng dân quân thi can trường, nguyện tranh đấu cho giống nòi, hận thù bao năm căm lòng đất nước tan tác. Xương máu đang khơi ngòi, tiếng than nơi nơi, tháng năm dần trôi. Vì đế quốc, đánh tan ngoại bang. Vì tự do, đánh tan sài lang. Giành hạnh phúc, đắp xây tự do. Việt dân, tranh đấu chống quân ngoại xâm!”
Tiếng ca cứ thế lan xa, lan xa mãi, các chiến sỹ nắm chắc vũ khí trong tay, mắt ngập lửa căm thù, lầm lũi bước về phía Nam, lòng âm thầm thề có một ngày sẽ bắt quân thù trả giá.
————
Tháng 6, quân Minh hội quân ở Bạch Hạc, bày doanh trại ở bờ Bắc sông Cái, đến tận Chú Giang.
Hội Liên Việt bố quân ở sông Bạch Hạc, dưới sự chỉ huy của bộ tham mưu tối cao, quân ở sông Chú theo sự chỉ huy của Nguyễn Đức Nhân cũng một số tướng cũ của nhà Hồ. Trên bờ, quân bộ và voi đóng đối diện với doanh trại quân Minh.
Trương Phụ và Mộc Thạnh dùng danh nghĩa “Phù Trần”, viết bảng văn kể tội hội Liên Việt và tìm con cháu nhà Trần để phục vị, cho thả theo dòng sông. Nội dung bảng văn kể 22 tội, gồm có 8 nội dung lớn
1. Cướp ngôi, giết vua và tông thất nhà Trần (2 tội)
2. Coi nước và nhân dân như thù địch (3 tội)
3. Tự tiện đổi tên nước (1 tội)
4. Lừa gạt triều đình nhà Minh (trong vụ Trần Thiêm Bình) (3 tội)
5. Đánh Ung Châu (5 tội)
6. Đánh Chiêm Thành là nước đã thần phục nhà Minh (6 tội)
7. Không theo lịch Trung Quốc (1 tội)
8. Khinh nhờn, không kính trọng nhà Minh (1 tội)
Đọc nội dung bản hịch mà các chiến sỹ sỹ quan Liên Việt cười đau đớn. Cho dù có xuyên tạc thì cũng phải xuyên tạc cho đúng, Trần Quý Khoáng là con cháu nhà Trần, ở đâu có chuyện cướp ngôi giết vua, coi nước và dân như thù địch lại càng không đúng. Đoạn dưới lại càng vô căn cứ, khó mà tin được.
Tháng 7, quân Minh chiếm được Việt Trì, bờ sông Mộc Hoàn và bãi đóng cọc ở sông Bạch Hạc. Tướng chỉ huy sư đoàn Lê Dương số 3 là Hồ Xạ không giữ được, phải dời quân trận sang phía Nam sông Cái.
Đêm mùng 7 tháng 7, quân Minh tiến ra bãi sông Thiên Mạc, nhưng bị Trần Đĩnh phát hiện, huy động cung thủ và máy bắn đá oanh tạc, quân Minh chết đuối vô số, buộc phải rút lui.
Sau trận thất bại ở Thiên Mạc, đêm ngày mùng 9, quân Minh đánh úp quân thủy ở bãi Mộc Hoàn, tướng Phạm Nguyên Khôi mải mê nữ sắc bị đánh trở tay không kịp, quân thủy ở phía trên và phía dưới chỉ đứng nhìn và sai người về xin Nguyễn Đức Nhân cử người thay giữ nơi ấy. Nhân chưa kịp hồi đáp thì quân Minh đã làm cầu phao để vượt sông.
Sáng ngày 12 tháng 7, quân Liên Việt và quân Minh dàn trận đối mặt nhau ở bờ Nam sông Cái.
Bên phía quân Minh, cờ xí rợp trời, nổi bật nhất là một lá cờ nền xanh, trung tâm thêu một chữ Minh màu vàng, xung quanh có thêu kim tuyến lấp lánh. Đây là đại Minh quân kỳ. Hai bên lá cờ này có 2 lá cờ Kim Long thăng thiên kỳ và Thanh long đạp hải kỳ. Trương Phụ mặc Minh quang khải giáp, tay cầm đại đao, cưỡi ngựa chiến có đeo giáp vẩy cá, xung quanh là các phó tướng và các tướng quân khác.
Quân Minh bày trận rất quy củ: Hai cánh là kỵ binh, trung tâm là trường thương binh và lính giáo, phía sau là cung binh, sau nữa là đao binh. Trước trận còn bày một loạt hỏa pháo.
Bên phía Liên Việt, chỉ duy nhất có lá quốc kỳ tung bay phấp phới, con rồng đỏ đối diện với 2 con rồng xanh và vàng của nhà Minh lại càng tỏ ra uy vũ, dữ tợn. Quân Đại Việt lấy lính bắn súng hỏa mai làm chủ, xen kẽ giữa các đội hình phương trận Tercio dùng giáo dài, phía sau bố trí lính ném lao và lính hỗn hợp. Sau cùng là pháo các loại. Đặc biệt, Mạnh còn mang đến 1 khẩu đại bác cỡ nòng 75mm làm quà gặp mặt cho quân Minh. Kỵ binh và Tượng Binh được bố trí ở hai cánh, sẵn sàng chiến đấu.