[QUYỂN 3] ĐỊNH VIỄN ĐẠI TƯỚNG QUÂN TRUYỆN - TÌNH NHI NỮ - Chương 33: Kinh Thành Loạn Chiến Hạ
- Trang chủ
- Truyện tranh
- [QUYỂN 3] ĐỊNH VIỄN ĐẠI TƯỚNG QUÂN TRUYỆN - TÌNH NHI NỮ
- Chương 33: Kinh Thành Loạn Chiến Hạ
Lại nói tiếp trận đánh giữa Ngao Bái và Trịnh Thành Công.
Sau hai mươi ngày giao chiến quân của Ngao Bái vẫn cố thủ, không hề khuất phục.
Trịnh Thành Công bèn sử dụng chiến thuật vây hãm, cắt đứt toàn bộ chi viện ở các nơi dẫn đến Thiên Tân, đợi quân Ngao Bái ở Thiên Tân kiệt lực phải đầu hàng.
Quân Ngao Bái hết lương thực song vẫn không hàng, Trịnh Thành Công lập tức cho tập trung toàn bộ lực lượng tiến công không ngờ đến thời điểm khắc nghiệt nhất, lúc đang đánh nhau quyết liệt thì mây trời vần vũ, gió biển nổi lên, mưa trút xuống ào ào như thác, gió bão rất to khiến cho phân nửa số quân của Trịnh Thành Công không quen địa hình bị đánh bật trở ra ngoài khơi.
Còn lại Trịnh Thành Công và phân nửa số lượng quân sĩ, Ngao Bái bèn cử tướng Đạt Tố, tổng đốc Mân Triết Lý Soái Thái đưa quân xuất phát từ Chương Châu và Đông An mang quân tiến đánh.
Trịnh Thành Công cùng Trần Bàng, Chu Toàn Bân, Trần Huy, Hoàng Đình, Chu Thụy, Trần Nhiêu Sách chống trả.
Quân Ngao Bái đi từ Chương Châu đến thẳng Thiên Tân.
Hai bên lại giao chiến.
Quân Đạt Tố lặng lẽ bọc Trịnh Thành Công và một đoàn tướng sĩ vào giữa.
Trịnh Thành Công thấy rõ tình hình rất khó khăn, không còn dễ dàng hành động như trước nữa.
Nhưng xưa nay họ Trịnh rất chiếu cố quân sĩ, lúc này binh lính biết gặp phải đại kình địch, trong lòng đều có ý lấy cái chết để bảo vệ Trịnh Thành Công thoát khỏi vòng vây.
Tướng của Trịnh Thành Công là Chu Thụy và Trần Nhiêu Sách bị tử trận.
Quân Ngao Bái ép sát, chiếm được chiến thuyền của Trần Huy buộc Trần Huy phải đốt cháy thuyền của mình.
Lúc ấy số lương thực mang theo từ hải đảo ngày càng vơi đi, tình hình khó khăn đang ngày càng đè nặng.
Quân Trịnh đại bại, tuy nhiên Trịnh Thành Công vẫn bình tĩnh quyết đoán, quyết định ngay tối hôm đó phải lựa theo chiều gió để rút quân.
Đông đảo các tướng sĩ đều thuận theo hướng gió thu quân lên thuyền lướt sóng trở về Đài Loan.
Cuối đông năm 1665, do sức lực cùng kiệt Trịnh Thành Công đành phải rút quân.
Sự kiện này đánh dấu kết thúc phong trào phản Thanh phục Minh ở hải đảo.
Khi trở về Đài Loan, trong lòng Trịnh Thành Công vừa buồn vừa hận nên lâm bệnh nặng, không lâu sau qua đời, trước phút lâm chung đã gào lên “ta không còn mặt mũi nào nhìn tiên đế dưới suối vàng nữa” rồi lấy tay cào nát mặt mà chết.
Tuy Ngao Bái giành được chiến thắng trong trận đánh với Trịnh Thành Công nhưng phải đối đầu với chiến tranh nha phiến.
Nhưng trước khi chiến tranh nha phiến kịp xảy ra, Ngao Bái tập trung Tô Khắc Táp Cáp và Át Tất Long vào phủ bàn bạc.
Át Tất Long chủ kiến bảo Ngao Bái và Tô Khắc Táp Cáp cùng gã đưa ra một số ngân lượng rồi đem số ngân lượng khổng lồ đó dâng lên lãnh sự Anh, bồi thường số lượng nha phiến đã bị hủy trong kho thuốc Thiên Tân và Thiểm Tây, đồng thời cũng bồi thường tờ hợp đồng buôn bán giữa hai nước bị chấm dứt một cách đột ngột.
Đế quốc Anh đồng ý rút binh.
Tháng tư năm 1665, tất cả các tàu chiến của Anh rời hải phận.
(còn tiếp).