KHÔNG MỪNG - Chương 36: Chương 36
Cuối cùng tôi chuyển về lại Liễu Trấn.
Sau khi xuất viện, tôi trở về nhà ở Ninh Thành, gửi trả Phương Mân tấm thẻ ngân hàng còn nguyên vẹn.
Thêm tiền mẹ tôi để lại, số dư ít ỏi tăng lên được một chút, có lẽ đủ dùng để chữa trị một năm.
Tôi phải uống mười hai viên thuốc mỗi ngày, mỗi tháng bắt buộc tái khám một lần.
Tôi xóa bỏ toàn bộ những bức ảnh lưu trong điện thoại cũng như xé nát cuốn sổ hôn nhân đang còn dang dở.
Tôi không thể chịu nổi cường độ làm việc quá cao, vì vậy sau khi tỉnh táo lại không thể làm gì khác hơn là tiếp tục nhận chút ít công việc phiên dịch để mưu sinh.
Hiện tại, tôi sống ở Liễu Trấn.
Vẫn là gian phòng lúc trước kia.
Cây trong sân đã cao hơn người, dày hơn trước một vòng.
Quan sát kĩ còn có thể nhìn thấy chữ được khắc bên trên – Đã gặp quân tử, sao lại không mừng.
Khi đó Phương Mân vẫn còn là một bầu trời nhiệt huyết, mang theo chấp niệm không đụng tường nam không quay đầu*, ba hồn bảy vía suốt ngày chỉ có mình tôi.
* 不撞南墙不回头 – Bất chàng nam tường bất hồi đầu: là một phép ẩn dụ chỉ hành vi cứng đầu, không biết lắng nghe lời khuyên của người khác.
Tương tự như câu chưa thấy quan tài chưa đổ lệ.
(Baidu)
Ai mà ngờ được cơ chứ, đến cuối cùng người phá vỡ tường Nam lại không phải em ấy.
Tôi tưới nước cho cây nhỏ, chuẩn bị mua chút sơn để sơn lên cho nó khỏi lạnh.
Đang xách thùng nước trở vào phòng thì thầy hiệu trưởng liền cầm một đống bưu kiện đi đến, “Thầy Thi, lại là từ nước ngoài gửi về.
Ta có nên trao đổi với anh ta không? Lần nào cậu cũng không nhận sau đó người ta lại gửi về trường học, cũng phiền quá rồi.”
Tôi gật gật đầu, nhờ thầy hiệu trưởng cất giúp vào góc sân.
Sau khi cất kỹ thì hiệu trưởng cẩn thận quan sát tôi một lượt, rồi tán thành nói: “Hôm nay trông tinh thần không tệ.
Thầy Thi vẫn là nên suy nghĩ tích cực!”
Nói xong ông ấy cùng tôi hàn huyên về lớp tốt nghiệp năm nay, còn đùa rằng từ lúc tôi rời trường, tỷ lệ đỗ không còn cao như vậy nữa.
“Thầy giáo hiện tại cũng rất giỏi mà.” Tôi cười.
Giáo viên phụ trách lớp tốt nghiệp ở Liễu Trấn hiện nay là học sinh ngày trước của tôi, người đã được nhận vào chương trình đào tạo định hướng của Đại học Sư phạm, bây giờ quay về phục vụ quê hương trong vòng năm năm.
“Ôi, dù sao cũng là cậu dẫn dắt.
Thôi, thầy Thi nghỉ ngơi giữ gìn sức khỏe nhé, hai ngày nữa nghỉ, chúng ta cùng đến đầu trấn xem pháo hoa đi – mỗi lần bắn pháo hoa bây giờ lớn lắm!
Sau khi tiễn hiệu trưởng ra về, tôi sờ gương mặt gượng cười đến tê cả khớp hàm của mình.
Lớp tốt nghiệp hiện tại do thầy Lý Nguyên dẫn dắt, người đã từng ngồi cùng bàn với Phương Mân.
Cậu ấy cuối cùng lựa chọn làm giáo viên, tôi thực sự không ngờ tới.
Lúc đi học cậu vẫn luôn trầm tính, thành tích cũng ở tầm trung của lớp*, là kiểu học sinh sẽ cúi đầu rất thấp khi được mời phát biểu, quả thật tính cách khác hẳn so với Phương Mân, nhưng quan hệ của cả hai hồi trung học lại tốt đến đáng kinh ngạc.
* trong raw là kiểu trên trung bình, là nằm ở giữa lớp, tức là thành tích cũng không tệ, ngược lại còn tốt nữa cơ.
Nhưng tiếng Việt mình, đặc biệt là trường lớp, dùng học lực trên trung bình thường chỉ nói về học sinh kém thui, nên mình thấy để trên trung bình ở đây không hợp lý lắm.
Sau này Phương Mân và tôi ở bên nhau, đại khái cả lớp chắc cũng chỉ có một mình cậu ta phát hiện.
Sau khi Lý Nguyên biết được bệnh tình của tôi, cậu ấy thường tranh thủ đến thăm tôi khi không có tiết dạy.
Trên danh nghĩa là hỏi xin một số kinh nghiệm đứng lớp, nhưng mỗi lần đến đều mang theo rất nhiều đồ ăn đồ uống, sợ tôi không mua được nên mang tận nhà cho tôi.
Tôi luôn nói với cậu ấy rằng không cần những thứ này, nhưng Lý Nguyên kiểu gì cũng sẽ khoát khoát tay, nói, “Không có gì đâu, thầy Thi, đều là em nên làm.”
Nhưng tôi hiện tại đã không còn dạy cậu ấy, cũng chẳng còn là giáo viên, tôi không rõ cậu ta thì có nghĩa vụ gì để mà nên làm.
Tóm lại, trong mắt họ, tôi là một giáo viên đã mắc bệnh nan y nhưng vẫn sống rất lạc quan.
Nhưng trên thực tế, khi lần đầu tiên quay trở lại Liễu Trấn, tôi đã muốn từ bỏ.
Hôm đó, bác sĩ Lưu nói với tôi rằng ba tôi ở miền Nam đã quyết định đi theo nữ sĩ Lâm Thiến rồi.
Người cuối cùng yêu thương tôi cũng rời bỏ tôi rồi.
– Thi Mân đã quen thuộc tác dụng phụ của thuốc, hẳn cũng có thể bình thản đối diện với sinh tử rồi.
Tôi tự khuyên mình như vậy.
Tôi quả nhiên không có khóc, chỉ là chạy lên đầu trấn hứng trọn một trận gió đêm.
Mãi cho đến khi thân thể nóng bừng bừng, tôi mới phát hiện mình không mặc áo khoác, một một bộ quần áo mỏng manh trơ trọi giữa đêm đông.
Nhắc mới nhớ, áo sơ mi kia là chiếc tôi đã mặc khi đến đây, hiện tại đã nhăn nhăn nhúm nhúm.
Phản ứng chậm chạp, toàn thân phù nề, chán ăn, sụt cân nhanh chóng, thường xuyên nôn mửa, nửa đêm tỉnh giấc vì đau đớn, … Rất nhiều triệu chứng giày vò tôi, những hôm thức giấc giữa đêm cũng cứ sốt cao liên miên.
Tôi đột nhiên cảm thấy mình hẳn là có thể tiếp nhận tử vong rồi.
Thế là ráng chống đỡ quay trở về phòng, ăn mặc quần áo chỉnh tề, không có gọi xe cấp cứu mà chỉ lẳng lặng nằm trên giường.
Tôi nghĩ sáng sớm ngày mai sẽ có người phát hiện tôi nôn mửa đến tắc nghẽn đường hô hấp mà ngạt thở, hoặc bất tỉnh vì viêm dạ dày hành đến phát sốt, bất luận thế nào đi chăng nữa, đều là một loại giải thoát.
Cơn đau quen thuộc ập đến ngay sau đó, giống như chiếc dùi ấn vào vách dạ dày nhầy nhụa, lại giống như mũi khoan chiếm lấn từng chút từng chút.
Tôi đau đến co quắp người, hai tay ôm chặt bắp chân, nâng đầu gối lên đè ép dạ dày, mục đích giảm bớt một chút đau đớn.
Nhưng tư thế này rất dễ gây nôn, tôi bắt đầu nôn khan, sau đó từng lớp từng lớp axit dạ dày trào lên.
Tôi còn chưa kịp ôm thùng rác đã cảm thấy một trận chua xót dâng lên cổ họng, axit dịch vị ăn mòn toàn bộ thực quản gây đau đớn vô cùng.
Nếu thực sự phải chết đi thế này thì cũng quá khó coi rồi.
Tôi nghĩ.
Lúc nhắm mắt lại tôi nhìn thấy ba mẹ tôi tay trong tay dạo bước trên bờ cát trắng, phía sau là trời xanh biển rộng; Tôi còn chứng kiến đứa trẻ nơi đầu hẻm nhỏ đó, vừa giúp cha đếm tiền lẻ vừa lớn lên, tiến vào tòa nhà cao nhất Ninh Thành mà thiêu đốt nhiệt tình tuổi trẻ.
Còn có chậu hoa xinh đẹp nhất dưới ánh hoàng hôn của tôi nữa, chỉ là hiện tại sẽ không còn ai thay tôi tưới nước cho nó.
Cuối cùng, tôi nhìn thấy Phương Mân.
Em ấy chạy trên cánh đồng thảo nguyên vô tận, thỉnh thoảng quay đầu nhìn tôi một chút, sau đó chỉ để lại một bóng lưu ngày càng nhỏ cho người phía sau.
Trước khi quay lại, em ấy nói, thầy Thi, một ngày nào đó em sẽ đuổi kịp anh.
Một loạt tiếng chuông kéo tôi dậy khỏi giường.
Bàn tay dinh dính, trông buồn nôn cực kỳ, nhưng theo bản năng tôi vẫn giãy dụa với lấy ấn nghe điện thoại.
Là Hạ Thiến, giọng điệu của cô ấy nghe có vẻ rất phấn khích.
“Thầy Thi! Em kể anh nghe, thứ hạng thi thử lần này của Tần Mộng cải thiện hơn hai mươi bậc – Tần Mộng anh còn nhớ chứ? Là học sinh lần trước anh đặc biệt chú ý ấy, nói là học lệch tiếng Anh đó….
Tôi che miệng, cố gắng hết sức không rên rỉ.
Cha mẹ của em ấy biết bệnh tình của anh, liền đưa em nhờ gửi cho anh một ít thuốc Đông y.
Hai người bọn họ đều là bác sĩ, nói số thuốc kia đặc biệt bồi bổ dạ dày.
Chắc là ngày mốt sẽ đến nơi?
“Cảm ơn.” Tôi run rẩy nói, đồng thời đưa tay lên vùng bụng đang cồn cào dồn sức ấn mạnh.
“Trời, có gì đâu mà cảm ơn… Thầy Thi không biết đâu, sau khi anh đi, nhiều học sinh viết thư cho anh lắm, toàn gửi ở chỗ em này.
Còn có bạn chụp ảnh toàn bộ học sinh trong lớp rồi làm một tấm thiệp chúc mừng đặc biệt đẹp mắt.
Em đều bỏ chung vào gửi cho anh hết rồi ấy, vẫn địa chỉ cũ, anh nhớ kiểm tra rồi nhận đó nha.”
Cô ấy nói một lúc lâu, cuối cùng nhận ra có điều gì đó không ổn sau khi tôi đã chẳng còn kìm được những tiếng rên rỉ thống khổ.
Nhưng nỗ lực để thanh thản chết đi của tôi về sau cũng không thành công nữa, từ sau vụ đó, Lý Nguyên cùng hiệu trưởng xem tôi như một loài động vật cần được bảo vệ đặc biệt trong sách đỏ vậy, còn đặt một chiếc chuông khẩn cấp bên cạnh giường tôi.
Sau đó, tôi nhận được thư và tấm thiệp chúc mừng của bọn nhỏ.
Là một nhóm thiếu niên mang đôi mắt sáng ngời, non nớt của của người trẻ tuổi, trên tấm thiệp là tập hợp những gương mặt được nắng chiếu qua đang ghép lại cùng nhau tạo thành một trái tim ấm áp, bên cạnh được viết bằng phông chữ khá lạ mắt, Thầy Thi, chúng em yêu thầy.
Một Thi Mân đã mất đi ba mẹ cùng người yêu, giờ đây cũng không hẳn là chẳng còn ai yêu quý.
Tôi nhìn cây nhỏ ngoài cửa sổ khóc thật lâu, lại lo nước mắt sẽ làm nhòe đi những trang giấy, chỉ có thể đem chúng ôm vào trong ngực, áo vào da thịt.
Những xúc cảm kia tựa như chiếc lá mùa hè.
Tôi đột nhiên có chút dũng khí tiếp tục hoàn thành cuộc sống còn dang dở kia.
– Kết thúc góc nhìn của Thi Mân –
Lời tác giả:
Tiếp theo là góc nhìn của tiểu Phương, một mặt giải thích những hiểu lầm và mâu thuẫn trước đó, mặt khác để cốt truyện tiếp tục những câu chuyện ở Liễu Trấn về sau.
Tôi thấy nhiều người rất thất vọng với tiểu Phương, thậm chí có người rất tức giận, tôi cũng đã ngẫm lại xem người này từ lâu có phải cũng đáng ghét như vậy rồi hay không orz.
Viết theo góc nhìn của cậu ấy cũng không nhằm mục đích tẩy trắng, bất kể lý do là gì, trọng tâm thay đổi cùng bỏ rơi giữa bệnh tật đều khó mà tha thứ.
Tuy nhiên, tôi muốn nhìn mối quan hệ này dưới góc nhìn của một người khác.
Các lý do khiến mối quan hệ này từ nhiệt tình chuyển thành phai nhạt thực sự rất phức tạp, giá trị quan, mục tiêu, thứ tự ưu tiên, thói quen sinh hoạt, tầm nhìn, … những thứ này, tóm lại tuyệt đối không chỉ là chuyện của một cá nhân.
Lý do tôi lựa chọn viết ngôi thứ nhất chính là muốn nói rằng giới hạn của góc nhìn sẽ ảnh hưởng đến phán đoán của chúng ta về sự việc, và bản năng tìm kiếm ưu điểm, tránh nhược điểm cho phép chúng ta phóng đại sai lầm của người khác và bỏ qua lỗi của mình.
Cuối cùng, tiểu Phương trong tình cảm hành xử bốc đồng lại tự ti, nhân vật này không đáng yêu lắm, sẽ sớm vù vù trưởng thành, mong mọi người nhẹ nhàng chỉ trích cậu ấy thôi nha QAQ.
Lảm nhảm: Dị là mình đã làm xong góc nhìn của thầy giáo rùi, đặc biệt mấy chương gần đây mình biết mình làm nhanh quá nên sẽ có nhiều lỗi, kể cả diễn đạt lẫn chính tả, mình sẽ rất biết ơn nếu các bạn đọc và nhắc mình.
Còn một điều nữa là từ giờ mỗi chương dài hơn rất nhiều, chắc tốc độ ra chương sẽ chậm lắm lắm – cry out loud….