CẢ NHÀ ĐỀU LÀ DÂN XUYÊN KHÔNG, CHỈ CÓ TÔI LÀ DÂN BẢN XỨ - Chương 29: Khoe của
__________
Nhà họ Hứa hôm nay ăn cơm rất ngon, mùi thơm nức mũi.
Nhưng trong hương thơm mê người này, bà Hứa cầm que đuổi theo Hứa lão tam trên đường. Cuối cùng cũng không đuổi kịp được Hứa lão tam. Bà Hứa bực mình, hận không thể lấy que đánh nát mông Hứa lão tam.
Còn Hứa lão tam cảm thấy mình quá oan ức. Anh làm gì sai chứ?
Không hề!
Người nhà anh sao có thể đi làm không công cho người ta chứ.
Tuyệt đối không thể được chưa?
Hai người đuổi bắt nhau, đến tận khi gặp được ba người nhà Hứa lão nhị về nhà. Hứa lão nhị là ai chứ?
Đây là người mà các bà các bác yêu thích nhất, vừa có tài lại hiếu thuận! Nhưng trong mắt mấy người phụ nữ trẻ thì nửa thích nửa không. Có người cảm thấy anh ta tốt với vợ, là người đàn ông tốt để lấy làm chồng; nhưng cũng có người không thích.
Người này hiếu thuận quá.
Có lẽ trong mắt người già, hiếu thuận là tốt. Nhưng trong mắt mấy người phụ nữ trẻ không nhất định là vậy. Làm gì có ai không muốn chồng hướng về gia đình nhỏ của mình chứ, lúc nào cũng nghe mẹ thì không ổn.
Nhưng dù thích hay không thì Hứa lão nhị cũng được tính là người có mức độ nổi tiếng nhất định trong thôn.
Nhà anh ta đang đình chào nhà chú ba để về thì nghe thấy em họ nói: “Anh mau đi xem chút đi, mẹ anh đang đuổi đánh anh ba nhà anh kìa.”
Nghe thế, làm anh sao có thể không ra xem sao? Hứa lão nhị đưa vợ con đi nhanh về nhà. Chưa về tới nhà đã gặp Hứa lão tam trên đường, Hứa lão tam vẫn còn đang nhảy nhót: “Ha ha, đuổi không kịp đâu, không kịp đâu.”
Mọi người nghĩ có tức hay không!
Hứa lão nhịn quát lớn: “Em ba, chú làm cái gì vậy! Sao em còn chọc tức mẹ chứ!”
Hứa lão tam cũng chẳng phải người dễ bị bắt nạt.
Với lại, nhìn Hứa lão nhị có chút giống thằng em trai khốn nạn kia của anh, thế nên anh cũng chẳng có chút cảm tình nào: “Anh làm sao vậy? Con mắt nào của anh thấy tôi chọc tức mẹ? Với lại, mẹ đuổi thì tôi chạy, nhìn qua là biết mẹ bừng bừng khí thế, sao anh không hỏi mẹ là vì sao?”
Hứa lão tam nói liên hồi: “Mẹ tôi để con gái tôi chặt củi, có người bà nào như vậy chứ? Con anh còn lớn hơn con tôi một tuổi đấy? Sao bà ấy không để con gái anh làm đi? Tưởng nhà tôi dễ bị bắt nạt chắc! Anh thì giỏi rồi, vừa về đã đưa vợ con đi chơi. Chỉ khổ vợ tôi làm này làm nọ cả sáng. Thế mà con gái tôi còn bị sai vặt nữa à? Anh có mặt mũi mà đứng đây chỉ trích tôi à? Lúc chỉ trích tôi sao anh không nhìn lại anh ấy? Ỷ vào mẹ yêu thương thì không làm gì, còn muốn đứng đây ba hoa chích chòe, anh nghĩ tôi sợ chắc? Đừng nghĩ là tôi ăn chay nhé!”
Hứa lão nhịn cảm thấy huyệt thái dương của mình giật giật.
Người em trai này của anh ta xưa giờ đều không đàng hoàng.
“Chẳng phải chỉ là cửi thôi ư? Tôi sẽ về chặt. Có mỗi chuyện ấy mà chú còn muốn ầm ĩ lên à?” Hứa lão nhị nói tiếp: “Sao chú cứ không hiểu chuyện vậy chứ? Chẳng qua mẹ thấy Nhu Nhu khỏe mạnh thôi mà.”
Hứa lão tam chống eo nói: “Anh buồn cười nhỉ! Vì sao cứ sức lớn thì phải làm, Nhu Nhu ăn cũng nhiều đó! Sao anh không đem đồ ăn ngon cho nó? Còn không biết xấu hổ à! Nếu chỉ là chuyện nhỏ thì việc gì mẹ phải đuổi tôi không bỏ? Chẳng phải là thiên vị hay sao, quá thiên vị rồi!!!”
Bây giờ là lúc chuẩn bị ăn trưa, người bên ngoài đều đang chuẩn bị về nhà, nhưng nghe vậy liền lên tinh thần.
Chuyện bát quái có ai mà không thích hóng hớt chứ!
Bà Hứa: “Mày đừng có lắm miệng cho mẹ.”
Bà thở hồng hộc: “Mẹ đuổi mày chẳng phải vì mày còn muốn đòi mẹ cho một đồng ư?”
Bà Hứa cảm thấy mình quá oan, bà nói: “Mẹ nói để Nhu Nhu chặt củi nhưng mà cũng chẳng nghĩ nhiều! Không làm thì thôi, chẳng nhẽ mẹ là người sẽ hành hạ cháu gái như thời phong kiến chắc? Rốt cuộc ai mới là người không biết xấu hổ chứ!”
Bà Hứa cầm que khua khoắng: “Vậy mà mày còn không biết xấu hổ chạy trốn, không biết xấu hổ kể oan này. Xem mẹ có đánh chết mày không!”
Hai người lại bắt đầu đuổi bắt.
Hứa lão nhị vội can ngăn: “Mẹ ơi, được rồi mà, mẹ cũng lớn tuổi vậy rồi sao có thể so với sức người trẻ chứ. Ở bên ngoài, vô duyên vô cớ làm người ta chê cười. Đều cùng một thôn, làm gì có ai là không biết tính ai đâu ạ? Không có ai hiểu lầm mẹ đâu.”
Bà Hứa tức sùi bọt mép.
“Vốn dĩ mẹ cũng chẳng phải người khắt khe cháu gái, mẹ cũng không cần Nhu Nhu làm việc, đi về mẹ sẽ cho nó một xu mua kẹo ăn!”
Bà Hứa hào sảng, khí phách hiên ngang quay về nhà, tức giận ngút trời: “Nghĩ ta là loại người gì chứ!”
Hứa lão nhị: “Đúng vậy, Nhu Nhu có người ba như vậy thật sự chẳng đáng tin chút nào, chờ lát nữa về nhà con cũng cho nó một xu mua kẹo ăn.”
Ninh Oản và Uyển Đình: “……………….”
Việc này liên quan gì tới nhà họ chứ?
Vậy là đã mất một xu?
Hứa Nhu Nhu dắt em gái ngồi phơi nắng trong sân, có chút buồn ngủ. Một lúc đã thấy bà nội và bác hai quay lại.
Hứa lão nhị lấy một xu cho Hứa Nhu Nhu: “Bác hai cho Nhu Nhu tiền mua kẹo ăn này.”
Hứa Nhu Nhu: “???”
Bà nội cô chạy vọt vào trong nhà rồi đi ra rất nhanh, cũng đặt một xu trong tay Hứa Nhu Nhu, nói: “Tiểu Nhu cầm đi, bà cũng chẳng phải loại người xấu chuyên bắt nạt cháu gái!”
Hứa Nhu Nhu: “???”
Vậy, vì sao cô có được cho hai xu vậy?
Hứa Nhu Nhu nhìn đống củi ở phía xa, nói: “Cháu chặt củi cho mọi người nhé.”
Bà Hứa mạnh mẽ đè Hứa Nhu Nhu lại: “Không được, cháu không phải làm! Nếu không bà lại bị oan! Bà phải cho mọi người biết ai mới là kẻ không biết xấu hổ!”
Lúc này Hứa lão tam cũng theo đuôi bọn họ trở lại, cợt nhả nói: “Mẹ, chắc chắn không phải mẹ đang nói con đâu nhỉ?”
Bà Hứa vọt lên, đánh hai lần vào lưng anh: “Chính là nói mày đó!”
Hứa lão tam: “Aaaaaaa! Mẹ định giết người à!”
Bà Hứa mặc kệ, lại cho hai cú đánh nữa.
Bà tức giận mắng: “Mày còn dám gây sự nữa không?”
Hứa lão tam nhăn mặt cười khổ ôm bả vai bà Hứa, nói: “Mẹ ơi, con là con trai ruột của mẹ đấy, sao mẹ có thể ra tay tàn nhẫn thế? Tay mẹ như tay gấu ấy, đánh người đau lắm đấy!”
Bà Hứa mới nguôi giận xong mà bây giờ lửa giận lại bốc cháy hừng hực.
Bà giơ tay lên tiếp tục đánh: “Mày nói ại là tay gấu, nói ai đó!!!!”
Hứa lão tam: “Aaaaaaaaaaa! Cứu mạng với!”
Mọi người thấy Hứa lão tam bị đánh thì rụt cổ lại. Thực sự không thể hiểu nổi, biết rõ là bị đánh mà sao chú ba cứ thích đối nghịch như vậy chứ? Chẳng phải nói hai câu hay ho cho qua chuyện là được ư?
Vì sao cứ phải tiện miệng vậy chứ?
Quả nhiên loại tiện miệng này là trời sinh mà.
Thưởng Hỉ: “Mẹ ơi, cơm nấu xong rồi.”
Bà Hứa thu gậy: “Ăn cơm thôi.”
Bà bảo mọi người dọn cơm ăn trong sân, phải biết rằng hôm nay cũng không phải ngày bình thường. Vì tối nay chiếu phim điện ảnh nên gần như nhà nào cũng có người quen tới chơi. Nếu lúc này không khoe ra thì đợi tới khi nào? Càng là khi có nhiều người thì càng phải biểu hiện nhà mình có điều kiện.
Cả gia đình quây quần thành một bàn lớn, nhà họ Hứa cũng không ít người, nên mọi người ngồi chen chúc với nhau, nhưng mà cũng chẳng ai để ý chuyện này. Mọi người đều hướng tới các món ăn trên bàn, tầm mắt như bị dính chặt vào đồ ăn.
Mười món, tính riêng món mặn đã có một nửa.
Còn các món khác, dù chỉ là món chay nhưng cũng có dính chút dầu mỡ.
Nếu nói tới món duy nhất không có thì là hai món dưa muối Thường Hỉ mang sang. Tỏi, cà tím muối và dưa chuột muối.
Nhưng chỉ cần nhìn qua cũng biết món này ngon. Nếu như người ngoài không biết thì sẽ cảm thấy rau trộn không ngon lành gì. Nhưng mà là ‘người nhà’ nên đều biết rõ tài nghệ của Thường Hỉ. Dưa muối chị làm khác hẳn nhà người khác.
Bà Hứa đưa tay quạt món ăn trên bàn, nói: “Hôm nay là lễ Quốc khánh, ba bọn nhỏ nói hai câu đi?”
Tiếp tục quạt, hận không thể để mùi thơm bay ngàn dặm.
Ông Hứa nhìn lại ánh mắt chằm chằm của mọi người, ngẩng đầu, thâm trầm nói: “Cảm ơn lãnh đạo đã dẫn dắt nông dân chúng ta để có cuộc sống tươi đẹp như hôm nay!”
Hứa lão tam: “…………………”
Anh nhìn cha mình: “Chỉ có vậy thôi ạ?”
Ông Hứa không hài lòng, hỏi lại: “Còn muốn thế nào? Không được à? Vậy mày nói đi, xem còn muốn nói gì!”
Hứa lão tam cợt nhả: “Không không không, con không có ý kiến gì, chỉ thuận miệng hỏi chút thôi mà.”
Ông Hứa: “Hừ!”
Ông cũng chẳng muốn tiếp thằng ba chút nào, không phải là ba mẹ muốn bất công, mà thực sự là thằng ranh này bùn nhũi không thể trát tường.
Ông nghiêm túc nói: “Ăn cơm đi!”
Bọn trẻ: “Nhaaa!”
Đào Đào nhìn chằm chằm đĩa cá từ sớm, thấy mọi người đều tranh ăn thịt, Đào Đào lấy đũa gắp cá mè hoa, kẹp lấy, cho vào miệng.
Ừ, cá mè hoa thơm nhất trên đời.
Thời đại này, nếu có thịt thì chẳng ai rảnh mà ăn cá, cá làm sao ngon bằng thịt heo chứ? Căn bản là không cùng một đẳng cấp được chưa? Nếu không có thịt heo thì mọi người ăn cá cũng thấy ngon, dù sao đều là thịt cả.
Nhưng mà hiện tại có thịt heo đó!
Dù là người lớn hay trẻ con thì đều chẳng nói gì, chuyên tâm thưởng thức bữa cơm trưa mỹ vị này.
Thường Hị gắp một miếng xương sườn, xé thịt đặt vào bát của con gái, sau đó lại đi gắp cá. Tuy Đào Đào đã 6 tuổi nhưng Thường Hỉ cũng không dám mặc kệ, nếu bị hóc xương cá thì lớn chuyện rồi.
Đào Đào ăn đến thỏa mãn, híp mắt: “Ngon quá đi.”
Những người khác cũng gật đầu.
Nói chuyện ư?
Ngại quá, không có thời gian, không rảnh miệng.
Đào Đào hăng hái ăn trưa, cũng không ăn nhiều thịt heo lắm, mọi người đều tranh ăn thịt heo đầu tiên. Ăn xong thì chuyển qua cá. Cũng may là Đào Đào ăn không chậm, cô bé đã ăn được vài miếng to rồi.
Hai bên sườn cá đều nằm trong miệng nhỏ của cô bé, trong miệng ngập tràn hương thơm của dầu.
Người nhiều sức lớn, ăn cũng nhanh, rất nhanh thịt heo đã hết, cá cũng rất mau biến mất. Đào Đào động tới đậu phụ. Canh cá đậu phụ là đậu phụ bình thường chắc? Chắc chắn là không rồi.
Đậu phụ này được hút hương vị của cá tươi đó!
Đây là đậu phụ cá!!!
Cả nhà đều tập trung ăn, không có một ăn nói chuyện, mọi người đều múa đũa, rất nhanh thức ơn đã hết sạch, Đào Đào cuối cùng còn uống một bát canh xương hầm, ôm bụng ngồi trên ghế.
“Ăn ngon quá đi.”
Những người khác lúc này mới có tâm tư nói chuyện, vừa rồi ăn vội vàng nên cũng không để ý gì.
Kể cả ba người nhà lão nhị từ thành phố về cũng vậy.
Cũng chẳng phải nhà họ chưa gặp qua đồ ngon bao giờ mà là hoàn toàn không giống nhau.
“Tài nấu ăn của em dâu thật là quá giỏi.” Hứa lão nhị giơ ngón tay cái lên.
Thường Hỉ mỉm cười: “Từ nhỏ em cũng có chút hứng thú rồi, nhưng vẫn còn phải học nhiều.”
“Khiêm tốn quá lại thành kiêu ngạo.” Chị dâu hai mở miệng.
Thường Hỉ cũng không hoang mang mà đáp lại: “Em thực sự cảm thấy mình còn phải học hỏi nhiều.”
Hai câu này đều là thật.
Chị có thiên phú là thật.
Nhưng muốn học hỏi thêm nhiều nữa cũng là thật.
Bây giờ vật tư thiếu thốn, gia vị cũng chẳng đầy đủ. Tay nghề cũng phải càng làm nhiều mới càng nâng cao, còn chị bây giờ không khác gì bị thụt lùi. Mỗi lần nghĩ tới đây Thường Hỉ đều có chút nuối tiếc.
Nhưng mà chị cũng không từ bỏ, tuy lúc này chẳng làm ra được đồ ăn tinh xảo nhưng mà chị cũng chẳng bỏ bê luyện tập. Chị sẽ nấu những nguyên liệu đơn giản nhất thành những món ăn ngon nhất. Khi người khác ăn đến no cũng là lúc chị vui vẻ nhất.
“Còn học gì nữa?” Chị dâu hai hỏi.
Thường Hỉ: “Nấu ăn cũng cần phải nghiêm túc nghiên cứu. Không nói tới bây giờ em đang ở trình độ nào nhưng chỉ nói tới mấy món chính thì em cũng không tự tin mình sẽ làm ngon được.”
Chị dâu hai: “Món chính? Không phải thịt cô nấu ăn rất ngon sao? Còn món chính gì nưa? Nếu cô nấu được món chính thì sao không nấu cho mọi người ăn?”
Thường Hỉ đang muốn nói tiếp thì Hứa lão tam mở miệng trước: “Vì sao phải làm cho chị ăn? Vì chị xinh à! Với lại chị nghĩ nhà tôi là cái gì? Còn muốn nhà tôi làm cho chị ăn? Hôm nay chị có thể ăn được đồ ăn vợ tôi nấu thì phải cảm ơn cha mẹ đó, nếu không phải nể mặt mũi hai người họ thì ai sẽ nấu cho chị ăn chứ? Nằm mơ!”
Đôi khi miệng tiện phải có miệng tiện hơn tới trị.
Quả nhiên, chị dâu hai an tĩnh lại.
Người duy nhất trong nhà này có thể đối phó với chị dâu hai là Hứa lão tam.
Nhưng mà Hứa lão nhị cũng không vui khi nghe lời này, anh ta cũng bênh vợ mình: “Chú ba, sao chú nói chuyện như thế với chị dâu chú thế? Chú ăn nói cẩn thận cho anh. Nếu không đừng trách anh không khách khí với chú.”
Hứa lão tam ăn no nên rất có tinh thần chiến đấu.
“Sao nào? Anh muốn đánh tôi chắc? Tôi làm việc cả ngày còn sợ tên mặt trắng như anh chắc?” Hứa lão tam cũng chẳng quan tâm: “Với lại anh nói xem? Chỉ cho vợ anh nói chuyện làm người khác im bặt mà không cho chúng tôi phản kích à? Sao anh có thể vậy chứ? Sách đọc được đều cho chó gặm rồi à? Chắc chỉ nhớ câu ‘chỉ cho quan đốt lửa không cho dân thắp đèn’ thôi đúng không?”
Hứa lão nhị sầm mặt: “Anh thấy chú thực sự muốn bị ăn đánh đúng không? Anh chỉ nói một câu mà chú cứ cãi lại chục câu vậy.”
Hứa lão tam: “Đó, anh không nói được lại liền trưng cái bộ mặt này ra với tôi.”
Tuy hai anh em bắt đầu mổ nhau như gà chọi nhưng những người khác cũng không can mà chỉ xem náo nhiệt.
Cũng chẳng thể trách họ lạnh nhạt mà việc này gần như lần nào gặp nhau cũng xảy ra. Cứ như không chọi nhau thì không thể hiện được quan hệ anh em bền chặt vậy. Một hai lần, tới lần thứ ba thì thành quen.
Hứa Đào Đào trừng mắt nhìn bác hai và ba mình, miệng nhỏ từ từ con lên, có biểu tình hiểu rõ.
“Đào Đào cười gì vậy?”
Bà Hứa buồn bực nhìn cô bé, không phải đứa nhỏ này bị dọa ngốc rồi chứ?
Hứa Đào Đào khẳng định: “Ba với chú hai có quan hệ thật tốt.”
Mọi người: “…………………….???”
Đây là có ý gì vậy?”
“Vì….vì sao vậy?”
Hứa Đào Đào đúng lý hợp tình: “Vì đánh là thương mắng là yêu mà!”
Hứa lão nhị và Hứa lão tam liếc nhau rồi cũng quay đầu ngược lại, buồn nôn! Nếu không phải hôm nay cơm trưa quá ngon, nếu không phải hôm nay ăn no quá thì sự sự muốn nôn đó. Ai yêu thương ai chứ! Có thể ư? Chắc chắn không bao giờ.
Hứa lão tam: “Hết nói nổi.”
Anh kéo Đào Đào lại, nói: “Đào Đào còn nhỏ nên không biết nhiều, đừng dùng từ loạn.”
Đào Đào chớp mắt, Hứa lão tam nghiêm túc nói: “Thực ra ba ba với bác hai con chẳng có quan hệ tốt đẹp gì hết.”
Đào Đào: “………………À.”
Hứa lão nhị nhíu mày: “Chú ba, sao chú có thể dạy bọn nhỏ như vậy, đang yên đang lành bị dạy hư thì sao? Sao chú có thể kém cỏi vậy chứ. Đào Đào đừng nghe ba cháu. Nó làm việc không đáng tin đâu.”
Đào Đào: “??????????”
Trong đầu nhỏ có nghi hoặc rất lớn.
Hai người lớn tiếp tục móc máy nhau, Tiểu Lâm cũng không nhịn được nữa, cậu nói: “Đào Đào. đi bộ tiêu thực với anh đi.”
Hứa Đào Đào: “Vâng ạ.”
Bà Hứa nói: “Đừng lau miệng, để miệng còn dầu đi ra ngoài đi.”
Hứa Tuyết Lâm: “…….Thực ra cũng không cần đâu ạ.”
Bà Hứa nghiêm túc nói: “Sao lại không cần? Ăn thịt mà không cho thiên hạ biết, có ngốc đâu chứ?”
Bà càng nghiêm túc hơn: “Cuộc sống nhà mình tốt thì phải nói ra cho người người đều biết, sau này khi nói chuyện thì đều nhớ tới nhà ta giàu có. Thật là, cháu khôn khéo vậy mà sao đạo lý nhỏ này cũng không hiểu vậy? Người ta không ăn thịt còn cố bôi dầu lên miệng để khoe, mà nhà mình ăn còn không khoe ư? Sao có thể như vậy được chứ?”
Hứa Tuyết Lâm bật cười, nói: “Bà nội nói có đạo lý.”
Đạo lý thực ra cũng chẳng có.
Nhưng bà cụ đã muốn khoe ra như vậy, cậu cũng không thể cứ phủ định.
“Nhưng mà cháu thấy thực ra không cần để dầu ngoài miệng, làm vận có vẻ cố tình. Nói không chừng cố quá người ta lại tưởng nhà ta giả vờ! Chi bằng cứ lâu đi, nhìn nó tự nhiên hơn. Bà nội nghe qua câu này chưa?”
Bà Hứa: “Câu gì?”
Hứa Tuyết Lâm: “Khoe vô hình mới là trí mạng.”
(*Câu này nghe không thuận lắm, mọi người có câu nào hay hơn không ah?)
Bà Hứa sửng sốt, sau đó nghĩ lại, võ tay: “Cháu nói đúng, rất đúng!”
Tuyết Lâm cười nhẹ, cuối cùng cũng thoát thân.
Đào Đào cười mỉm: “Rốt cục cũng thoát được.”
Tuyết Lâm cười, xoa đầu cô bé.
Quả nhiên, Tuyết Lâm vừa dắt tay Đào Đào ra khỏi cửa liền gặp hàng xóm. Dù sao, hôm nay hương thơm nhà họ Hứa bay ra quá nồng, khiến đồ ăn nhà mình nhạt nhẽo chẳng có mùi vị, nên phải ra ngoài tản bộ. Cũng nghĩ còn có thể gặp người nhà họ, hỏi xem nhà họ ăn gì.
“Đại Lâm ơi.”
Tuyết Lâm đứng lại.
Đào Đào chào to: “Cháu chào bà Vương.”
Tuyết Lâm cũng cười nhẹ, chào hỏi.
Bà Vương nhìn miệng hai người, ừ, cũng không có nhiều dầu mỡ.
Nhưng dù không hỏi bọn họ thì cũng biết nhất định nhà họ ăn thịt, nhà bà ở bên cạnh ngửi rõ. Bà còn kê ghế nhìn sang xem một cái đó.
Tuy rằng không thấy rõ nhưng mùi thơm thì không lẫn đi đâu được.
Không thể sai được.
Bà nói: “Nhà cháu hôm nay ăn ngon thế.”
Bà rời mắt sang nhìn Đào Đào, cảm khái. Đứa nhỏ này lúc mới sinh, thầy thuốc xem qua đều nói khó sống. Nhưng ai mà ngờ được rằng bây giờ đứa nhỏ này cũng xem như là béo tốt nhất thôn.
Nhưng cũng chẳng có gì lạ, đứa nhỏ từ bé đã suy nhược, trong nhà có đồ tốt gì cũng đều vào miệng.
“Nhà cháu hôm mua thịt ăn à?” Nhà có công nhân tốt ở chỗ này, không cần chờ chia thịt cuối năm. Cuộc sống cũng thoải mái hơn, lâu lâu cũng có thể cải thiện sinh hoạt một chút.
Đào Đào: “Nhà cháu không mua thịt ạ.”
Bà Vương: “Hả?”
Bà mỉm cười nói: “Bạn nhỏ không thể nói dối đâu, bà có ngửi thấy mùi mà.”
Đào Đào trả lời: “Nhà cháu không mua thịt thật mà, là bác hai mua ạ! Với lại bác hai cũng không mua thịt, bác ấy mua xương sườn mà.”
Làm người phải chân thành.
Ai mua thì phải nói người đó.
Là xương sườn chứ không phải thịt.
Bà Vương: “…………….”
Bà nói: “Xương sườn cũng rất ngon rồi.”
Đào Đào gật đầu: “Vâng ạ, xương sườn ăn siêu ngon luôn.”
Cô bé hồi tưởng lại, nói: “Mẹ cháu làm xương sườn rất ngon, cho chút đậu nành với khoai tây, xong lại cho vài lát gừng, ninh xương một lúc lâu đến khi nhừ. Mẹ cháu nói người già thì răng không khỏe lắm, ăn nhừ chút mới tốt. Sau đó, mẹ cháu róc thịt trên xương xuống. Thịt xương sườn ăn còn ngon hơn thịt thường ấy ạ. Hương thơm không thể diễn tả bằng lời được. Lúc này, mẹ cháu lại cho chút dầu ăn vào…..”
Bà Vương hỏi: “Sao còn phải cho dầu?”
Đào Đào nghiêm túc gậy đầu, y như chính mình làm vậy, nói: “Là muốn cho dầu vào, rồi cho thơm ớt khô vào để dậy mùi. Mẹ cháu nói, bước này rất quan trọng, đảo trong lửa lớn sau đó cho thịt vào xào cùng, cuối cùng mới cho rau. Như vậy thì rau mới xanh, thịt thơm ngon lại có chút vị cay. Dù chỉ là rau thôi thì cũng thơm ngon ngây ngất.”
Nói ra thì đồ ăn nông thôn dễ làm nhất.
Bởi căn bản cũng chẳng có gì phức tạp, nhất là vào lúc trời nóng, trộn bừa ít rau trộn hoặc là dưa muối là được. Nên vừa nghe cách chế biến này thì cảm thấy quá phức tạp.
Bà Vương cảm khái từ đáy lòng, khó trách ai cũng khen Thường Hỉ nấu ăn ngon!
Vừa cho thịt lại cho cả dầu, sao có thể không ngon chứ?
Nếu không ngon thì thật xin lỗi chỗ nguyên liệu này.
Nhà họ Hứa ăn ngon thật đất.
Thực sự quá ngon!
“Bà Vương ơi, canh thịt nấu với đậu nành và khoai tây cũng rất ngon. Xương sườn hầm tiếp thật lâu, cốt tủy của xương đều bị hầm nhừ ra, đậu nành khoai tây ninh cũng nhừ, thấm đẫm hương vi thịt xương. Lấy thìa xúc ăn thì cháu có thể ăn một bát to ấy.”
“Vương nãi nãi, canh thịt cây đậu cùng khoai tây cũng ăn rất ngon nga, bọn họ cùng xương sườn tiếp tục cùng nhau hầm, hầm thật lâu, xương sườn cốt tủy đều bị hầm ra tới, cùng cây đậu giảo hợp ở bên nhau, đều ăn không ra một chút cây đậu cùng khoai tây đều không có nguyên lai hương vị. Dùng cái muỗng đào ăn, ta chính mình là có thể ăn một chén lớn.”
Tuy trưa nay không có món này nhưng Đào Đào đã được ăn qua rồi.
Cô bé có thể thuật lại không sai chút nào.
Bà Vương không thể nghĩ tới mình chỉ muốn nghe chút nhà họ ăn gì thôi mà bị nói đến phát thèm. Bà Vương hối hận, quá hối hận, bà không nên hóng hớt đi hỏi chuyện này, cứ kỹ càng tỉ mỉ kể như thế làm bà thèm chảy nước miếng, mà khổ nỗi đứng đây còn như ngửi thấy mùi thịt.
Bà Vương phiền muộn!
Sao bà cứ luẩn quẩn trong lòng tự tra tấn mình chứ!
Bà Vương cảm thấy mình càng thèm hơn, giống như đồ ăn của bữa trưa rơi sạch rồi. Không còn chút gì.
“Vậy, hai đứa tản bộ tiếp đi nhé, bà đột nhiên nghĩ tới trong nhà còn có việc chưa làm………..”
Bà Vương bị sâu tham ăn làm phiền, chạy trối chết.
Hứa Đào Đào nghi hoặc: “Anh ơi, sao bà Vương đột nhiên lại đi vậy chứ.”
Hứa Tuyết Lâm: “………….Vì thèm đó.”
Đào Đào ‘à’ một tiếng, nói: “Vậy chắc bà ấy về nhà ăn thịt.”
Tuyết Lâm bật cười: “Có lẽ vậy.”
Bởi vì có Đào Đào thuyết minh nên mục đích khoe khoang của bà Hứa cũng đạt được, chỉ trong nửa buổi chiều mà cả thôn đều biết chuyện này. Ai cũng biết hôm nay nhà họ Hứa ăn thịt, lại còn cách chế biến cực kỳ phức tạp.
Thịt chỉ làm đơn giản đã ăn ngon rồi.
Nếu làm vậy không phải càng thơm ngon hơn sao?
Thật quá làm người đố kỵ mà!
Bà Hứa ra ngoài đi bộ một vòng, lúc trở lại thấy Tiểu Lâm nói đúng, khoe ra vô hình mới làm người ta khiếp sợ. Xem đó, chuyện này Đào Đào làm quá tốt. Bà Hứa cười như hoa cúc. (*Trong convert là ‘cúc hoa’=))))Mà tớ thấy để vậy nó kỳ quá nên đổi thành ‘hoa cúc’ nha) Trong lòng bà cảm thấy quá vui sướng!
Mọi người đều có thể hiểu tâm tình này của bà Hứa.
Bây giờ cuộc sống quá khổ cực, chỉ hơi có chút chuyện tốt thì đều phải tuyên truyền cho mọi người đều biết. Trừ việc nói cuộc sống nhà mình tốt ra thì còn có một loại khoe trá hình nữa.
Nhìn đi!
Con trai con dâu tôi hiếu thuận, thịt cũng mua tới biếu tôi.
Hơn nữa, con trai con dâu điều kiện tốt, cũng là lý do mà bà Hứa đắc ý khoe khoang.
Đừng nói riêng bà, ở nhà nào cũng khoe ra thôi.
Thời điểm này cũng chẳng sợ trộm nhớ thương, hàng xóm láng giềng đều chân chất. Người nào cũng có chút tâm tư riêng, anh một câu tôi một câu, nói nhau vô đạo đức, nhưng mà trộm cắp thì lại không có.
Rốt cuộc thì cũng không có cái gan đấy.
Dù thời điểm nào, trừ có người tâm địa rất xấu xa thì đa số mọi người vẫn không muốn làm chuyện xấu. Làm người sao lại không có điểm giới hạn chứ.
Với lại, ăn thịt tuy đáng để khoe nhưng mà cũng không thể so với gia đình có công nhân chân chính được.
Đại đội họ cách Công Xã cũng không xa, đi đường mất khoảng một giờ, nếu đi vào huyện mất khoảng ba giờ. Đừng thấy thời gian dài, chứ thực tế đoạn đường này đã được coi là gần. Dù khoảng cách tới Công Xã hay huyện thì cũng tương đối gần đại đội.
Đại đội họ cũng có vị trí khá tốt, nếu không phải thổ nhưỡng không tốt thì sản lượng đã đạt số một số hai rồi. Nhưng mà đúng là do đại đội hộ cách Công Xã gần nhất nên người trong thôn vẫn tự nhận mình đã ‘trải đời’.
Bởi vậy nên nếu nói bọn họ ghen tị đến làm việc xấu thì cũng không tới mức ấy.
Dù sao người có tiền trong Công Xã, trong huyện còn rất nhiều, từ những năm 1950, bên này đã là khu công nghiệp nặng trọng điểm, trong thành phố có rất nhiều nhà máy. Chỗ nào cũng có người giàu có. Hơn nữa bên này cũng có núi lớn, trong núi cũng có nhiều đồ quý. Thế nên thôn họ thực ra cũng không kém. So với một số khu vực cằn cỗi thì chỗ này đã được xem là tốt rồi, cũng tương đối có điều kiện.
Bởi vì thời buổi này nó vậy nên mọi người mới thấy khó khăn.
Nhưng nếu so sánh trên phạm vi cả nước thì bọn họ thực sự không tính là kém.
Cũng vì vậy nên bà Hứa khoe khoang cũng chẳng có ảnh hưởng gì.
Bà hứa đắc ý ra cửa khoe khoang tiếp, nhà Hứa lão tam cũng chuẩn bị về.
Tuy nhà lão nhị từ trong thành phố về nhưng nhà Hứa lão tam cũng không có ở alaij nhà cũ. Thường Hỉ dặn chị dâu cả ninh nồi xương với khoai tây lâu hơn chút. Sau đó, cả nhà đi về.
Buổi tối nhà họ cũng không sang ăn thêm nữa.
Nhà đông người thì không có đủ đồ ăn.
Nếu đã ăn riêng thì không còn thân cận như trước nữa.
Lúc cả nhà đi qua sân phơi lúa của đại đội thì thấy có nhân viên mặc đồ lao động đang chuẩn bị dựng rạp chiếu phim. Mà cũng có không ít người lớn trẻ nhỏ đang vây xem.
Đào Đào từ xa đã nhìn thấy anh Tiểu Lãng của mình.
Đào Đào ‘a’ một tiếng, chạy qua gọi: “Anh Tiểu Lãng.”
Hứa Lãng đang đứng ôm tay, chân dạng hình chữ bát ‘八’, mười phần ngang tàng đứng đầu tiên.
Hứa Lãng nói: “Đào Đào tới đây đi, đứng chỗ anh nhìn được rõ này.”
Thực ra cũng chẳng có gì để nhìn, chỉ là người ta đang dựng rạp thôi, nhưng Hứa Lãng vẫn lấy ra một thân khí thế, khó ai tranh được. Cứ như đây là một nơi đắc địa: “Đào Đào qua chỗ anh đi.”
Hứa Đào Đào chạy thình thịch về phía cậu nhóc, vừa chạy vừa hét về đằng sau: “Ba mẹ anh chị cứ về trước đi.”
Hứa lão tam: “Đào Đào cẩn thận chút, con đứng xa chút đi, đừng để đồ rơi vào. Nếu nắng quá thì tìm gốc cây này mà đứng, đừng có ngây ngốc đứng phơi nắng, có biết chưa?”
Tuy hiện tại đã mùa thu nhưng nắng gắt cuối thu cũng rất độc.
Hứa lão tam: “Nếu chơi thấy váng đầu vì nắng thì nhớ về nhà đó.”
Hứa Đào Đào hét lên: “Vâng ạ!”
Cô nhóc chạy đến chỗ Hứa Lãng, nói: “Anh Tiểu Lãng, chỉ có mình anh thôi à?”
Cô bé không thấy mấy người bạn khác của mình.
Hứa Lãng: “Ừ, chỉ có mình anh thôi, Mậu Lâm đang ngủ, nhà Hải Phong và Hải Lãng có người thân tới, nhà Gia Gia thì ba mẹ em ấy cũng về rồi.”
Cậu nhóc giải thích xong: “Chỉ có mình anh thôi, cũng may là em tới.”
Đào Đào kiêu ngạo: “Đúng vậy, chúng ta là bạn tốt mà. Nếu em biết chỉ có mình anh thì nhất định sẽ tới sớm hơn.”
“Bạn tốt!”
“Bạn tốt!”
Hai người đập tay vào nhau, rất đắc ý.
“Anh Tiểu Lãng ơi, khi nào bắt đầu chiếu phim vậy?” Đào Đào ngó trái ngó phải, chưa có ai cầm ghế tới, thế thì chắc phải rất lâu nữa.
Hứa Lãng: “Chắc phải tới tối, em không nhớ mọi lần à, đều tới tận khi trời tối thì mới chiếu.”
Đào Đào nói: “Một năm mới được xem một lần, thời gian quá dài nên em không nhớ được là tất nhiên rồi.”
“Đào Đào ơi!”
Hứa Đào Đào đang nói chuyện thì nghe thấy có ai gọi mình, cô bé quay đầu lại thì thấy một đám thanh niên trí thức.
Cô bé đều nhận ra được là ai, nhất là người có khuôn mặt tròn tròn kia.
Tiểu cô nương nghi hoặc một chút, chỉ vào mũi mình, hỏi: “Anh Viên ơi, anh gọi em ạ?”
Thanh niên trí thức Viên vui vẻ: “Đúng đúng đúng, em còn nhớ anh à!”
Đào Đào nghiêm túc: “Em nhớ mà, thanh niên trí thức mặt tròn tròn.”
Thanh niên trí thức Viên: “……… Sao anh cứ thấy viên (*‘Viên’ với ‘tròn’ đọc giống nhau trong tiếng Trung nha các cậu) của em với Viên của anh khác nhau vậy?”
Trong ánh mắt nghi hoặc của tiểu cô nương, cậu nói: “Anh trai em có nhà không?”
Hứa Đào Đào: “Anh trai em ở nhà đó, anh qua nhà tìm anh ấy đi.”
Thanh niên trí thức Viên: “Được, cảm ơn Đào Đào nhé!”
Cậu chào hai người bạn thanh niên trí thức của mình sau đó lê dép chạy đến nhà Đào Đào.
Hứa Lãng nghi hoặc hỏi: “Thanh niên trí thức nào tìm anh trai em làm gì vậy?”
Đào Đào buồn bực lắc đầu: “Em không biết!”
Cô bé vô tội lắc lắc tay: “Chắc là vì chuyện tương lai đó.”
Hứa Lãng: “Chuyện tương lai?”
Đào Đào nghiêm túc gật đầu nói: “Ù, chuyện tương lai, nhìn anh ấy là biết không còn nhỏ tuổi nữa rồi, phải kết hôn. Chẳng phải kết hôn sẽ cần tìm đứa trẻ giới tính nam thông minh lăn giường sao? Em nghĩ bây giờ anh ấy đối tốt với anh trai em là vì để sau này kết hôn sẽ nhờ anh trai em lăn giường.”
Hứa Lãng hiểu rõ gật đầu: “Cũng hợp lý đó.”
Đào Đào: “Hì hì, anh trai em thông minh như vậy thì em cũng chẳng thể là đứa trẻ ngốc đâu.”
Hứa Lãng nhìn về cái bóng đang dần biến mất: “Nhưng anh thấy bây giờ anh ấy tìm anh Tiểu Lâm thì hơi sớm.”
Đào Đào: “Không sớm nữa đâu, nhìn qua anh ấy rất già rồi.”
Hứa Lãng: “Nhưng mà mặt anh ấy tròn như vậy, không đẹp trai, lại còn là thanh niên trí thức nhà ở nơi khác. Ai muốn gả cho anh ấy chứ? Anh thấy anh ấy cũng không thể lấy được vợ đâu.”
Đôi mắt Đào Đào mở to: “Anh Tiểu Lãng nói cũng rất có đạo lý.”
Nhóm thanh niên trí thức còn chưa đi: “…………………..”
“Phụt!” Trong đó có một người không nhịn được cười nên bị sặc.
Mấy người khác cũng nghẹn cười, nhịn đến như bị rút gân, cũng không dám hóng hớt nữa mà run rẩy ôm bả vai nhau rời đi.
Đào Đào: “Chết rồi!”
Cô bé nói nhỏ: “Chúng ta nói xấu sau lưng người khác bị nghe thấy rồi.”
Hứa Lãng cũng có chút lo lắng, nếu bị ba mình biết sẽ lại ăn đánh cho xem. Chắc chắc lại ăn một trận no đòn.
Hứa Lãng ưu sầu: “Vậy phải làm sao giờ!”
Đào Đào: “Có lẽ……..”
Cô bé gãi đầu: “Có lẽ bọn họ sẽ không nói ra đâu! Chúng ta là trẻ nhỏ không hiểu chuyện mà. Trẻ con nghịch ngợm chút cũng không sao. Bọn họ là người lớn sao có thể cáo trạng chứ. Chắc chắn sẽ không đâu. Thanh niên trí thức đều là người đọc sách, người đã được đi học sẽ không làm vậy đâu.”
Cô bé tự thôi miên an ủi mình.
Hứa Lãng: “………………Là………thế sao?”
Đào Đào: “Chắc là……………..vậy đi?”
Hai người mắt to trừng mắt nhỏ.
Đào Đào cũng chẳng phải đứa nhỏ thích rối rắm, cô bé lắc đầu, nói: “Kệ họ đi.”
Hứa Lãng gật đầu: “Ừ!”
Hai người vui vẻ quyết định vậy, cũng chẳng thèm để ý đến việc nhỏ này,
Mà lúc này, thanh niên trí thức Viên đã đi đến cổng nhà họ Hứa, cậu đứng ở ngoài kêu: “Tuyết Lâm, Tuyết Lâm ơi.”
Tuyết lâm nghe thấy tiếng gọi thì đi ra: “Anh Viên ạ, anh qua đây có việc gì vậy?”
Thanh niên trí thức Viên cười: “Không có gì, anh chỉ qua đây tìm em chút thôi.”
Tuy nói vậy nhưng người thì đi thẳng vào sân.
Tuyết Lâm: “Đi thôi. Đi ra sân sau ngồi đi, sân sau mát hơn.”
Thanh niên trí thức Viên: “Được đó.”
Trong những năm mà toàn người gầy này, thanh niên trí thức Viên được xem như là thiếu niên béo.
Cậu đi theo Tuyết Lâm, gấp không chờ được nói: “Đại Lâm, giang hồ cứu nguy!”
Tuyết Lâm: “Hả?”
Thanh niên trí thức Viên: “Anh ăn hết tương nấm rồi, em lại cho anh một ý được không?”
Tuyết Lâm nhìn cậu ta một cái, không nói gì.
Thanh niên trí thức Viên lập tức nói: “Tất nhiên rồi, là một nhân dân yêu lao động, anh tuyệt đối sẽ không vô duyên vô cớ sai người khác làm việc, anh cũng không làm được chuyện này. Anh muốn cùng em đổi đồ.”
Cậu lộ ra nụ cười đáng khinh, nói: “Lần này nhà anh có gửi cho anh một bình sữa mạch nha.”
Cậu chớp chớp mắt, cười càng thêm đáng khinh: “Có đổi hay không!”
Tuyết Lâm: “Anh muốn đổi tương nấm à?”
Thanh niên trí thức Viên chỉ dùng một giây để hiểu ý Tuyết Lâm, cậu giữ chặt tay Tuyết Lâm, nói: “Em còn có đồ khác à?”
Tuyết Lâm ho khan một tiếng, nói: “Mẹ em có làm chút thịt vụn, nếu anh muốn đổi cũng không phải không được. Dù sao chúng ta cũng là anh em nông dân. Nhưng thứ này cũng quý nên đổi được ít. Với lại……..”
Cậu duỗi tay nói: “Anh cũng biết đấy, nhà em không có bình đâu!”
Nhà họ đổi đồ cho người khác cũng không phải là bao cả bình cho người ta.
Thanh niên trí thức Viên sáng mắt lên, kích động: “Thịt vụn á? Nhà em còn có cả thịt vụn à?”
Cậu kích động đế đỏ bừng cả mặt, vui vẻ gật đầu: “Anh muốn, anh muốn đổi.”
Người này không suy nghĩ gì mà khát khao: “Mẹ em nấu ăn sao có thể ngon vậy chứ. Quá tuyệt vời.”
Tuyết Lâm: “Nhưng mà cũng không có bình đựng.”
Thanh niên trí thức Viên: “Em không có nhưng anh có. Em đổi thế nào?”
Tuyết Lâm nhìn về phía thanh niên trí thức Viên.
Một bình sữa mạch nha 5 đồng, hơn nữa cũng không dễ mua.
Tất nhiên, thịt cũng khó mua, như bình của thanh niên trí thức Viên để được khoảng hơn một cân một bình. Nhưng hơn một cân này cũng không phải đều là thịt. Cũng chỉ được khoảng tám lạng thịt, còn đâu là nấm hương, măng khô.
Bây giờ, một cân thịt là 9 xu.
Tính tổng cũng tốn khoảng hơn một đồng.
Tuyết Lâm trầm mặc nói: “Em chỉ đổi cho anh một bình thịt vụn thôi, nhiều hơn thì không có.
Bây giờ thịt cũng khó mua, thanh niên trí thức Viên cũng không ôm nhiều hy vọng, đổi được ngần ấy đã rất nhiều rồi.
“Em đổi một bình sữa mạch nha lấy tám lọ tương nấm. Nếu anh muốn đổi thịt vụn thì lấy ba lọ đi, tùy anh xem có đổi hay không.”
Thanh niên trí thức Viên: “Đổi chứ!”
Cậu nuốt nước miếng: “Anh muốn ăn miếng thịt cũng chẳng dễ, đổi đi.”
Cậu vui vẻ: “Mẹ em có làm gì mới không? Có gì hay đổi luôn cho anh với?”
Tuyết lâm: “Anh Viên này, cái gì anh cũng muốn á? Nhà em còn có rượu anh đào đó! Chả nhẽ anh cũng muốn đổi à?”
Thanh niên trí thức Viên: “!!!!!!”
Cậu kinh hỉ (ngạc nhiên + vui mừng): “Còn có rượu á, đổi chứ!!!”
Tuyết Lâm: “……………..Em chỉ…..”
Thực ra cậu cũng chỉ tùy tiện nói một câu thôi chứ cũng không nghĩ tới thanh niên trí thức cái gì cũng muốn! Cứ như là không có đồ gì mà anh ta không cần vậy!
Thanh niên trí thức Viên lại thêm khao khát: “Đã lâu rồi không được uống rượu, vị thế nào anh cũng quên mất rồi.
Cuộc sống ở nông thôn thực sự quá khó khăn vất vả!
Nếu không phải bọn họ tự tìm niềm vui, mỗi ngày hô vang khẩu hiệu thì sợ là cuộc sống càng khó khăn hơn!
Tuyết Lâm: “…………………”
“À, nhưng chuyện này em có thể quyết định không? Mẹ em có đồng ý không? Hay là em vừa đem rượu mẹ em cất cho anh, sau đó mẹ em lại đánh nát mông em hả?” Thanh niên trí thức Viên hỏi nhanh.
Tuyết Lâm gật đầu, trong lòng nghĩ mẹ tôi đều biết rõ được chưa! Còn mong ngóng cậu tới đổi đó!
Nhưng trên mặt cậu vẫn bình tĩnh: “Anh yên tâm, tôi quyết định được mà.”
Thanh niên trí thức Viên hâm mộ: “Em mới 10 tuổi mà đã có thể quyết định chuyện trong nhà, tốt quá!”
Một lát sau, thanh niên trí thức Viên liền dùng một bình sữa mạch nha đổi lấy một túi đồ ăn ngon.
Có thịt vụn, tương nấm, còn có dưa chuột muối, lại còn có cả kimchi, tỏi và cà tím muối. Ngoài ra cậu còn đổi được thêm một bình rượu anh đào nữa.
Mấy thứ này cũng đủ cho cậu ăn một tháng.
Thanh niên trí thức Viên vui rạo rực, phấn khởi trong lòng.
Vui quá, hy vọng nhà mình có thể gửi thêm sữa mạch nha tới. Sữa mạch nha đổi được nhiều đồ.
Oh yeahhhhh.
Cũng không biết có sữa bột không, sữa bột còn đổi được nhiều hơn!
Mà đúng lúc Tuyết Lâm cũng nghĩ vậy.
Thực sự mong rằng nhà thanh niên trí thức Viên có thể gửi sữa mạch nha qua bưu điện.
Sữa mạch nha không dễ mua, trao đổi là cách duy nhất.
Nếu có sữa bột thì càng tốt hơn!
Đây chính là đồ hiếm mà.
Đào Đào nhà họ lại có đồ ăn mới!
Mà lúc này Đào Đào còn đang xoa eo xem náo nhiệt, tuy còn lâu nữa mới bắt đầu nhưng mọi người đã lục đục cầm ghế qua chiếm chỗ rồi.
Có thể thấy được mọi người hóng thế nào.
Đào Đào cũng sốt ruột: “Đi thôi, chúng ta chạy nhanh về nhà cầm ghế tới chiếm chỗ thôi.”
Cô bé sờ lỗ tai đỏ bừng của mình, nói nhỏ: “Tai mình có chút nóng!”
___________